Danh mục

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục đại học Việt Nam hiện nay" tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; những cơ hội của giáo dục đại học Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó làm rõ một số yêu cầu và thách thức mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục đại học Việt Nam hiện nayKhoa học xã hội với sự phát triển bền vững TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY Bùi Thị Thùy Dương Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnhmẽ và tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bài viếttập trung làm rõ một số nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; những cơ hội củagiáo dục đại học Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó làm rõ mộtsố yêu cầu và thách thức mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra đối với giáo dục đại họcViệt Nam hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; giáo dục đại học; Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra đã làm thay đổi căn bản mọi sinh hoạt trong đời sống,từ hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động thực nghiệm khoa học đến hoạtđộng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, giáo dục đại học đang chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ củacuộc cách mạng này nhanh hơn bởi đây là bậc giáo dục then chốt tạo ra nguồn nhân lực chất lượngcao, có khả năng lĩnh hội, tiếp biến và làm chủ được nền khoa học công nghệ hiện đại. Đồng thời, tạonền tảng vững chắc để tiến hành những cuộc cách mạng công nghệ trong tương lai gần. Do đó, giáodục là vấn đề sống còn trong chiến lược phát triển chung của cộng đồng quốc tế cũng như mọi quốcgia. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huyvai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ đối với sự nghiệp đổi mớivà phát triển đất nước”1. Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nêu rõ định hướng pháttriển đất nước giai đoạn 2021-2030 là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy chuyển giao, ứng dụngmạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xãhội”2. 2. NỘI DUNG 2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 - một số nét khái quát Khoảng 150 năm trở lại đây, các cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ngày càng nhanh vớinhịp độ ngày càng mạnh, làm thay đổi diện mạo của cả thế giới loài người. ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, HàNội, tr.77.2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại Đại hội Chibộ, Đảng bộ cơ sở), Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.14. 233 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc JamesWatt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổcủa công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ, mở ra một kỷ nguyên mới tronglịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa và sử dụng năng lượng hơi nước thay chosức người và súc vật kéo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ 1870 đến Thế chiến lần thứnhất, xuất hiện động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt, kéo dài chỉ trong vòng 44 năm - thờigian ngắn hơn và tốc độ lan tỏa rộng hơn. Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khoa học công nghệphát triển rất nhanh và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu bởi nhiều phát minh quan trọngtrong nhiều lĩnh vực như: vật liệu, năng lượng tái tạo, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học và đặcbiệt là công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng này diễn ra với tốc độ nhanh hơn, tác động sâu rộng hơnvà là tiền đề quan trọng để loài người bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” (Industry 4.0),lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Hannover ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Điềukhác biệt giữa cách mạng công nghiệp 4.0 với 3 cuộc cách mạng trước đó là cách mạng công nghiệp4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệkhác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyềnthông. Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, nó kết hợpcác công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợpgiữa hệ thống ảo và thực thể. Năm 2012, thuật ngữ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: