Danh mục tài liệu

Tái định cư trong lịch sử Nam Tiến dưới chế độ phong kiến Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.03 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ngoài chủ trương di dân nhằm phân bố lại lực lượng dân cư, đưa dân từ những vùngđông đúc hoặc dân không có ruộng đất lưu tán khắp nơi đến khai hoang lập thành làng xã mới, qua đó mở rộng diện tích canh tác,tăng thêm đơn vị hành chính, ổn định tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi đồng bằng Bắc bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái định cư trong lịch sử Nam Tiến dưới chế độ phong kiến Việt NamTÁI ĐỊNH CƯ TRONG LỊCH SỬ NAM TIẾNDƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAMNGÔ VĂN MINH*Trong lịch sử chế độ phong kiến ViệtNam, ngoài chủ trương di dân nhằm phân bốlại lực lượng dân cư, đưa dân từ những vùngđông đúc hoặc dân không có ruộng đất lưután khắp nơi đến khai hoang lập thành làngxã mới, qua đó mở rộng diện tích canh tác,tăng thêm đơn vị hành chính, ổn định tìnhhình kinh tế xã hội trong phạm vi đồng bằngBắc bộ, còn có những trường hợp di dân đểmở rộng lãnh thổ, củng cố an ninh quốcphòng làm bàn đạp cho công cuộc mở cõi vềphương Nam. *Cuộc di dân lớn đầu tiên vào phươngNam diễn ra dưới thời vua Lý Thánh Tôngvào năm 1069. Những lưu dân Việt từ phíaBắc bắt đầu vào tái định cư tại vùng đất mớitừ tỉnh Quảng Bình đến bắc tỉnh Quảng Trịhiện nay. Họ sống sống theo từng nhómcùng huyết thống, lập nên các làng Phan Xá,Ngô Xá v.v.. Cuộc di dân lớn thứ hai diễn radưới thời Trần - Hồ vào đầu thế kỷ XIV vàđầu thế kỷ XV. Người Việt vào khẩn hoanglập ấp trên vùng đất từ phía nam tỉnh ThừaThiên Huế đến phía bắc tỉnh Quảng Ngãihiện nay. Cuộc di dân đại quy mô nhất diễnra giữa thế kỷ XV, dưới thời vua Lê ThánhTông. Một số gia phả ở vùng bắc QuảngNam gọi đây là đợt di dân “tòng chinh lậpnghiệp”, hay “Bắc địa tùng vương”. Sangthế kỷ XVII lại có tiếp những cuộc di dân ồạt vào vùng đất miền Trung hiện nay. Đếngiữa thế kỷ XVIII bắt đầu có sự chuyển cưdần của người dân Ngũ Quảng (bao gồm từPGS. TS. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III*Quảng Bình đến Bình Định hiện nay) vàokhai thác vùng đất mới từ phía nam đèo Cả,rồi tiến xa dần vào vùng đồng bằng sôngCửu Long.Ngoài di dân của người Việt từ miền Bắc,phải kể đến di dân của người Hoa, chủ yếulà của di thần nhà Minh đem quân đội, giađình chạy sang nước ta, tiêu biểu là đợt dicư của Trần Thượng Xuyên, Dương NgạnĐịch được chúa Nguyễn cho khai khẩn đấtBiên Hoà và Mỹ Tho vào năm 1679 vànhóm Mạc Cửu đến khai khẩn định cư tạivùng Hà Tiên vào năm 1711.Nghiên cứu các cuộc di dân tái định cưtrên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:1. Về lực lượng tổ chức di dân và táiđịnh cư, với phương Nam vốn là một vùngđất mới sáp nhập vào bản đồ Đại Việt, là nơi“Ô châu ác địa” nên môi trường xã hội rấtphức tạp, bởi thành phần những lưu dân baogồm nhiều hạng người, từ nhiều địa phươngphía Bắc đến: phần lớn là nông dân, tiếp đếnlà binh lính ở lại vừa làm quân điền, vừatrấn giữ, sau nữa là những tội đồ nghịch tửbị triều đình đày viễn châu, cả những ngườichống lại sự chính thống của chính quyềnđương thời tìm cách lánh trớ vào vùng đấtmới này để tính kế lâu dài. Lại có ngườiChăm ở lại - họ bị mất nước, mất đất, cảkhác biệt về văn hóa nên không dễ gì nhanhchóng quy thuận, người Hoa mà phần lớn làbinh lính phản Thanh phục Minh từng mộtthuở là quân Thiên Triều (đối với Đại Việt),cũng từng một thuở kiêu hùng bên chính70quốc đến dung thân. Đây là vùng đất biênviễn nên Triều đình Chăm và Chân Lạp luôntìm cách tái chiếm lại vùng đất cũ. Trong cáinhìn chiến lược của các triều đại phong kiếnViệt Nam thì đây là vùng đất phên dậu củaquốc gia, là bàn đạp để thực hiện ý đồ tiếptục mở cõi về phương Nam. Do đó, đòi hỏiphải có những vị quan giỏi về tổ chức ổnđịnh cuộc sống lúc ban đầu của lưu dân mớiđến, biết vỗ yên dân chúng nơi vùng đấtmới, vừa biết dụng nhân (những người tàigiỏi) lại vừa biết trị nhân (đối với tất cảnhững phần tử chống đối Triều đình vànhững phần tử bất hảo ở đất Bắc bị đàyvào), biết tổ chức quân đội, không chỉ giữvững biên giới mà còn có kế sách đệ trìnhlên Triều đình về mở cõi. Triều đình yêu cầuở họ phải có tính quyết đoán trong phạm vichức trách nơi biên viễn. Nói tóm lại, họphải là những con người có tài gánh vác vàtrấn giữ. Chính vì yêu cầu đặt ra như vậynên các triều đại phong kiến Việt Nam đã cửnhững vị quan vào hàng giỏi nhất, trungthành nhất với triều đình vào trấn giữ, lại cóchỉ dụ riêng đối với các viên quan trấn trịbiên cương này về kế hoạch “rèn luyện binhnông”, về sự mẫn cán công việc phải thânhành đi xét hỏi, nắm tình hình tường tận.Triều Trần cử Hành khiển Đoàn Nhữ Hài làmột danh thần vào phủ dụ dân chúng và tổchức công cuộc tái định cư tại hai hai châuThuận, Hoá. Triều Hồ chọn Nguyễn CảnhChân, bởi ông vốn là An phủ sứ của ThuậnHoá nên có nhiều kinh nghiệm trong việccai trị vùng đất biên viễn để điều vào giữchức an phủ sứ lộ Thăng Hoa, Phạm NhữDực là một tướng giỏi trong việc bìnhChiêm làm Chánh đô ân vũ sứ. Về sau chúaNguyễn Phúc Tần sắc phong ông Phủ Quốccông Nam dinh an vũ trấn1. Với trấn TânNinh (miền núi Quảng Nam hiện nay), HồQuý Ly chọn Phong quốc giám quản cánNguyễn Ngạn Quang làm tuyên phủ sứ kiêmTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2012chức chế trí sứ. Khi Nguyễn Ngạn Quang đinhậm sở, Hồ Quý Ly có thơ ban tặng, quađó chỉ dụ ông phải: Trấn trị biên cươngnuôi chí mạnh/ Hùng phiên tiết chế sẵn mưuhay”. Thời Hậu Lê, Lê Lợi giao cho PhạmNhữ Nhự l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: