Danh mục tài liệu

Tập tục: Tao và mày

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.84 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt, có rất nhiều đại từ dùng cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trong khi hầu hết các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng rất đơn giản, như tiếng Anh chẳng hạn, chỉ có I và You, ngôi thứ ba He, She và It, cùng số nhiều của ba ngôi đó.1. Chúng ta có thể kê ra hàng loạt đại từ nhân xưng trong tiếng Việt như : Tôi, ta, tao, tớ, mày, anh, em, chị, cô, chú, bác, ông, cụ, nó…Nghĩa là ngoài một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập tục: Tao và màyTập tục: Tao và màyTrong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt, có rấtnhiều đại từ dùng cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứba, trong khi hầu hết các ngôn ngữ khác, đại từ nhânxưng rất đơn giản, như tiếng Anh chẳng hạn, chỉ có I vàYou, ngôi thứ ba He, She và It, cùng số nhiều của ba ngôiđó.1. Chúng ta có thể kê ra hàng loạt đại từ nhân xưng trongtiếng Việt như : Tôi, ta, tao, tớ, mày, anh, em, chị, cô, chú,bác, ông, cụ, nó…Nghĩa là ngoài một số đại từ cơ bản như tôivà anh, mày và tao, thì có vô số đại từ vốn chỉ thứ bậc vàquan hệ huyết thống trong gia đình được đưa tuốt ra ngoài xãhội.Một số đại từ lại được nói trong cả hai ngôi, vì dụ ta có thểxưng chị, đưa cho chị cái này (ngôi thứ nhất) rồi lại gọi mộtcô gái khác là chị ơi, chị đi đâu đấy (ngôi thứ hai). Việc xưnghô như vậy làm cho tiếng Việt trở nên phong phú, nhưngcũng phức tạp và phiền hà không kém, trở thành một ngônngữ mang nhiều mầu sắc lễ nghĩa tôn ti.Nhưng tiếng Hán của người Hán vốn là một dân tộc sinh raNho giáo với nhiều nghi lễ phiền toái, lại chỉ có ba ngôi xưnghô thông dụng : Ủa, Nỉ và Tha (1,2,3 ).Kỹ thuật của người An Nam - Tranh khắc của Henri OgerTất nhiên trong chốn quan trường, công sở, thi lễ thì tiếngHán được dùng để xưng hô cũng phức tạp bậc nhất, người taphải tùy từng địa vị, quan hệ, hoàn cảnh mà ăn nói cho đúngphép – một thứ kính ngữ sâu sắc và lôi thôi chưa từng có. Khihai kẻ sỹ gặp nhau, họ nói là Thưa túc hạ (tôi chỉ dám nói vớicái chân của ngài), gặp quan trên, bề trên thì Thưa các hạ (tôichỉ dám nói với cái gác của ngài), gặp hoàng tử, thái tử thìnói Thưa Điện hạ (tôi chỉ dám nói với cung điện của ngài),yết kiến vua thì thưa Tâu Bệ hạ (tôi chỉ dám nói với cái bệcủa nhà vua). Rồi gọi nhau là Đại nhân, Tiên sinh, Thượngquan, Tướng công, Đại phu, Tráng sỹ, Hiền sỹ, Tướngquân… tức là những chức tước cũng được dùng thành ngôithứ hai ba để kính ái nhau. Ngược lại kẻ làm vua lại xưngkhiêm tốn, ví dụ xưng Cô (kẻ cô đơn này), Quả nhân (kẻ côđộc này), trẫm (kẻ ngu tối này)… kèm theo lối ăn nói vănhoa, khen ngợi, xưng tụng, tâng bốc.Ví dụ: Nghe danh ngài như sấm dậy bên tai đã lâu, nay gặpmặt mới thỏa lòng mong ước/ Tôi gặp ngài khác nào quạdám sánh với phượng hoàng, ngựa hèn sánh với kỳ lân/ Đứcđộ của ngài lan ra bốn bể, khắp hang cùng ngõ hẻm, ai aicũng nghển cổ trông ngóng/ Lời của ngài chúng tôi đã phảirửa tai chín lần để chờ đợi…Mặc dù kính ngữ phức tạp như vậy, nhưng trong khi nóichuyện, người ta chỉ cần thưa tôn kính lần đầu, còn nhữngcâu nói sau có thể quay lại Nhĩ – Ngã như bình thường.Giống như ta nói tiếng Anh: Thưa Tiến sỹ, anh có khỏekhông? Điều này là hoàn toàn khác với tiếng Việt, người tacăn bản không thay đổi đại từ nhân xưng trong suốt cuộc nóichuyện, hoặc là phải dùng đại từ tương đương với tuổi táccủa người đang nói.2. Nghe những người thiểu số nói chuyện, tôi thấy hai ngôitao, mày duy nhất cũng được dùng phổ biến, điều này cũngthấy cách đây ba bốn mươi năm ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổvào trong. Tất nhiên chênh lệch tuổi tác và có quan hệ họhàng các ngôi vẫn phức tạp, nhưng quan hệ bình thường, việcdùng tao, mày và nói là mi với tau là rất phổ biến.Cha mẹ nói với con cái, anh em gần tuổi nói với nhau, đànông đàn bà cùng trang lứa… tất cả phổ biến là mi và tau. Đólà ngữ âm cổ của người Việt, thấy khắp từ Thanh Hóa đếncác xứ Quảng. Tôi nghi ngờ rằng vào một thời xưa nào đóngười Việt cũng chỉ dùng phổ biến đại từ nhân xưng đơn giảntao và mày, rồi vì một lý do nào đó, thời nào đó, cách thứcxưng hô thay đổi theo chiều hướng gia đình hóa cho tới hiệnnay.Đi chợ thời xưa - Tranh khắc Henri Oger3. Trong một văn bản tại hội nghị giải quyết những bất đồngliên quan đến thuật ngữ Ki tô giáo bằng tiếng Việt, do QuyềnGiám sát dòng Tên hai vùng Trung Nhật triệu tập tại Macaonăm 1645, hội nghị có đưa ra mô thức rửa tội bằng tiếng Việtcó câu như sau: Tau rữa mâi nhân danh Cha uà Con, uàspirito santo - Tao rửa mày nhân danh Cha và Con, vàspirito santo (Tham khảo từ cuốn Dinh trấn Thanh ChiêmQuảng Nam, Đinh Trọng Tuyến và Đinh Bá Truyền biênsoạn). Trong hội nghị này có 35 giáo sỹ, 31 phiếu thuận, 2phiếu trắng và 2 phản đối trong đó có Alexandre de Rhodes,nhưng nghị quyết vẫn được thông qua. Ở đây ta thấy việcxưng hộ giữa cha xứ và con chiên được nói bằng haingôi tau (tao) và mâi (mi, mày). Nếu ngày nay một đức chamà xưng mày, tao với con chiên trong nhà thờ thì quả khôngổn, nhưng điều đó cho thấy có thời việc xưng hô hai ngôi đơngiản là rất phổ biến ở Đàng Trong, nhất là xứ Quảng Nam,nơi cha Francissco de Pina (? – 1625) được coi là người đầutiên dùng chữ Latinh phiên âm tiếng Việt.Ngày xưa khi bạn đến một vùng xa lạ, người ta sẽ hỏirằng: Mày là kẻ nào? Nhưng bây giờ mà nói thế chắc làđánh nhau.4. Trong bản in khắc gỗ ở chùa Dâu (Thuận Thành, BắcNinh) mang tên “Cổ Châu Pháp Vân Phật bả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: