Danh mục

Thách thức với nhân lực Việt Nam trong bối cảnh tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN và cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 838.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bối cảnh phát triển mới của thế giới cũng như Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn cho nguồn nhân lực của nước ta. Bài viết trình bày bối cảnh phát triển mới cùng những cơ hội và thách thức, thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thách thức với nhân lực Việt Nam trong bối cảnh tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN và cách mạng công nghiệp 4.0 THÁCH THỨC VỚI NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bùi Trung Hải Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Lê Đình Quý Trường Đại học Duy Tân Tóm tắt Bối cảnh phát triển mới của thế giới cũng như Việt Nam đang tạo ra nhiềuthách thức lớn cho nguồn nhân lực của nước ta. Cùng với sự hình thành và đi vàohoạt động chính thức của Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC từ 31/12/2015, cạnhtranh trên thị trường lao động trên phạm vi khu vực cũng như trong nước sẽ trở nêngay gắt. Cùng với cơ hội tìm kiếm việc làm ở các nước có nền kinh tế phát triển nhưSingapore, Thái Lan, Malaysia, nguồn nhân lực Việt Nam cũng phải đối diện vớinhiều thách thức trong cạnh tranh với lao động các nước khác, trên chính thị trườngtrong nước. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển một cáchmạnh mẽ cũng dần làm biến chuyển tư duy về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lựchiểu quả. Nó sẽ tạo ra những tác động rất lớn tới thị trường lao động và yêu cầu đốivới nguồn nhân lực, cả về lượng và chất. Mặc dù những tác động này sẽ đến ở tươnglai xa hơn, nhưng sự nhìn nhận và đánh giá đầy đủ về các tác động sẽ giúp xác địnhphương án thích nghi và phát triển một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, bài viết sửdụng phương pháp phân tích, tổng hợp gắn với quan sát để chỉ ra những thách thứcđồng thời đưa ra một số gợi ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, trongđó khâu đào tạo là cực kỳ quan trọng. Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, cách mạng công nghiệp 4.0, nguồnnhân lực, đào tạo định hướng nghề nghiệp 1. Bối cảnh phát triển mới cùng những cơ hội và thách thức Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành lựa chọn mặc nhiên chocác quốc gia trong giai đoạn phát triển hiện nay. Nó là một xu thế cũng như tạo nêndòng chảy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế toàn cầu mà không một quốc gia nào cóthể tác ra được. Đi liền với những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại luôn là rất nhiềuthách thức, đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển, cho các cộng đồng yếu thế.Toàn cầu hóa tạo và sự hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia tạo ra thị trườngchung, tự do và cạnh tranh cho sự lưu chuyển hàng hóa, đầu tư, lao động giữa cácquốc gia. Cùng với quá trình chuyên môn hóa cao và phân công lao động sâu, rộng 71đã tác động đến thị trường lao động ở các quốc gia hết sức mạnh mẽ. Không chỉ cácquốc gia đang phát triển, mà ngay tại các quốc gia phát triển, cạnh tranh trên thịtrường lao động đã là một vấn đề tạo ra nhiều bất ổn tiềm tàng. Vấn đề này càng trởnên nghiêm trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển, với nguồn lực lao động có chấtlượng thấp, tính cạnh tranh yếu. Ở một tương lai gần, khu vực ASEAN đang ngày càng nổi lên là một khu vựckinh tế năng động và có nhiều tiềm năng phát triển bậc nhất trong tiến trình toàn cầuhóa hiện nay. Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC có tầm quan trọng đối với sự pháttriển của ASEAN cũng như các nước thành viên. Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đềthúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại là Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN(APSC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Trong số các trọng tâmphát triển, việc thúc đẩy thị trường được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Các nướcASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là: tự do hoá thương mại hàng hoá; tựdo hoá thương mại dịch vụ; tự do hoá đầu tư, tài chính và lao động. ASEAN chútrọng thúc đẩy đầu tư nội khối thông qua Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN(ACIA) với mục tiêu là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN đượcthực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư củacác nước thành viên và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khảnăng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ramôi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất. Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúcđẩy hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết các thoả thuậncông nhận lẫn nhau (MRAs - Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phépchứng chỉ của lao động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tạimột quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Đếnnay, ASEAN đã ký kết 7 MRAs đối với lao động trong các lĩnh vực sau: dịch vụ kỹthuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, thừa nhận lẫn nhau đối với chứng chỉgiám sát, người hành nghề y, người hành nghề nha khoa và kế toán... Điều này đã tạođiều kiện cho ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: