Danh mục tài liệu

Thành tố hiện hữu nhân tạo trong di tích Thái miếu nhà Hậu Lê, Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thành tố hiện hữu nhân tạo trong di tích Thái miếu nhà Hậu Lê, Thanh Hóa bàn về một số thành tố hiện hữu nhân tạo hiện còn của di tích Thái miếu nhà Hậu Lê trong việc phục dựng lại lễ hội, tế lễ ở di tích này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành tố hiện hữu nhân tạo trong di tích Thái miếu nhà Hậu Lê, Thanh Hóa VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTARTIFICIAL ELEMENTS IN TEMPLE OF THE LATER LE DYNASTY, THANH HOATran Viet AnhThanh Hoa University of Culture, Sports and TourismEmail: tranvietanh@dvtdt.edu.vnReceived: 27/9/2023Reviewed: 11/4/2024Revised: 16/4/2024Accepted: 24/5/2024Released: 15/11/2024 DOI: https://doi.org/10.55988/2588-1264/193 Each relic or place of worship contains natural or artificial elements. Each element hasdifferent functions which they combine to create a unified whole. The construction anddevelopment process of each relic and place of worship is always filled and arranged withelements to renew or adapt to natural conditions and human needs. The temple of the LaterLe dynasty in Dong Ve ward, Thanh Hoa city is an over 200 years old constructioncontaining many valuable artificial elements that need to be preserved. Key words: Natural elements; Artificial elements; Temple of the Later Le dynasty. 1. Giới thiệu Cảnh quan môi trường, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc truyền thống là một tổng thểnhững thành tố hiện hữu tự nhiên và nhân tạo không thể tách bạch và có mối quan hệ mậtthiết để tạo nên một di tích lịch sử văn hóa. Theo GS.TS Nguyễn Chí Bền cấu trúc lễ hội cổtruyền của người Việt gồm ba bộ phận tạo thành: (i) Nhân vật thờ phụng; (ii) Các thành tốhiện hữu; (iii) Các thành tố tàng ẩn nhưng hiện hữu trong không gian thiêng1. Trong mỗithành tố trên lại chứa đựng những thành tố nhỏ bên trong nó, tạo nên một thể khá thống nhất,ví như thành tố nhân vật thờ phụng, có thể thờ một hoặc nhiều nhân vật trong một di tích,trong đó được kết cấu tầng bậc theo quy định, hoặc như thành tố hiện hữu nhân tạo kiến trúc,tượng, phù điêu, thần tích, sắc phong, câu đối, hoành phi… Ở mỗi vị trí của thành tố hiện hữulà hệ thống quy định về tên gọi, sắp đặt, thứ bậc, màu sắc… Thái miếu nhà Hậu Lê là di tích có trên 200 năm tuổi (thuộc phường Đông Vệ, thànhphố Thanh Hóa) hiện đang lưu thờ 26 vị là Hoàng đế, Hoàng thái hậu cùng các vương côngnhà Hậu Lê. Theo những tài liệu ghi chép lại, để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn củavương triều Hậu Lê, năm 1804 vua Gia Long đã cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ ThăngLong về đất Bố Vệ (nay là phường Đông Vệ) để phụng thờ các vị Hoàng đế, Hoàng thái hậu1 Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố, Nxb Khoa học Xã hội. tr 140. 1VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTthời Hậu Lê. Về cảnh quan môi trường, hiện nay di tích còn lưu giữ được khá nhiều hiện vậtcổ có giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi bàn về một sốthành tố hiện hữu nhân tạo hiện còn của di tích Thái miếu nhà Hậu Lê trong việc phục dựnglại lễ hội, tế lễ ở di tích này. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Cho đến nay có một số công trình, bài viết nghiên cứu về nội dung có liên quan đến cácthành tố hiện hữu tự nhiên và nhân tạo tại các di tích, cơ sở thờ tự như: Tác giả Trần Lâm Biền và Trịnh Sinh trong cuốn “Thế giới biểu tượng trong di sản vănhóa Thăng Long - Hà Nội” đã giải mã những biểu tượng văn hóa, nghệ thuật của cư dân HàNội thời tiền sử, sơ sử và thời quân chủ dân tộc dựa trên những chứng tích khảo cổ học. Cuốnsách được chia thành hai phần: Phần I với nội dung Biểu tượng văn hóa của cư dân Hà Nộithời Tiền sử và Sơ sử; Phần II với nội dung Biểu tượng văn hóa nghệ thuật của cư dân Hà Nộidưới thời quân chủ dân tộc; ngoài ra còn có phần phụ lục với nhiều bài nghiên cứu về mỹthuật truyền thống của dân tộc; nhiều bài viết nghiên cứu về các thành tố tự nhiên, nhân tạo,trong đó nghiên cứu kỹ thành tố tự nhiên như không gian, cây cối, hướng trong kiến trúc vàcác giá trị biểu tượng khác [1]. Bộ sách “Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt” của tác giả LeopoldCadiere gồm 3 tập, mỗi tập có nhiều bài viết về văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáongười Việt. Cuốn “Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật” của tác giá Chu Quang Trứ gồm 10 phần,mỗi phần gắn với một nội dung như: Văn hóa trong tâm thức người Việt; Về bản sắc văn hóaViệt Nam; Mỹ thuật hiện đại; Nghệ thuật đình làng; Kiến trúc truyền thống; Tiếp cận lịch sửmỹ thuật Việt Nam; Tranh dân gian; Mỹ thuật ứng dụng; Nghệ thuật Chăm và một số dân tộcít người khác; Ứng xử với di tích. Cuốn sách này là một nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa vànghệ thuật, đặc biệt dưới góc độ của nhà nghiên cứu mỹ thuật, vì vậy các bài viết của tác giảđã làm nổi bật ngôn ngữ mỹ thuật ở nhiều phương diện khác nhau. Kế thừa công trình của các tác giả đi trước, bài viết đi sâu vào nghiên cứu ở góc độnhững giá trị tiêu biểu của các thành tố hiện hữu nhân tạo hiện tồn ở di tích Thái miếu nhàHậu Lê không chỉ để bảo tồn mà còn là cơ sở để phát huy giá trị trong khai thác du lịch vàquảng bá văn hóa Việt tới các quốc gia trên thế giới. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu, bài viết sử dụng nguồn thông tin thuthập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành đã được công bố làm cơ sở lý luận cho bài viết. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2011 đến nay, như: Quyết định số908/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phêduyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Dự án tu bổ và phục hồi, tôn tạo nộithất nhà Hậu điện, Thái miếu nhà Lê; Thông báo số 7922/UBND-VX ngày 03/10/2013 củaChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc lập dự án mở rộng khuôn viên cảnh quanKhu di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê, thành phố Thanh Hóa; Thông báo số 2154/UBND-CNngày 13/11/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Quyế ...