Danh mục tài liệu

THÁP NAM PÔ NAGAR - NGÔI ĐỀN THỜ SIVA

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 51.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bốn kiến trúc tháp hiện còn của khu đền nổi tiếng Pô Nagar (Nha Trang, Khánh Hoà), công trình lớn thứ hai, sau tháp Chính, là ngôi tháp Nam (năm về phía nam, ngay kế bên tháp Chính). Không chỉ khá lớn (cao 14,50 m.), toà tháp Nam còn có một hình thù, đặc biệt là tầng mái, khác hẳn hình dáng của những ngôi tháp Chămpa truyền thống. Mặc dầu phần thân hầu như không khác thân của các tháp vuông, nhiều tầng phổ biến, nhưng bộ mái của tháp Nam không có nhiều tầng mà chỉ có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THÁP NAM PÔ NAGAR - NGÔI ĐỀN THỜ SIVA THÁP NAM PÔ NAGAR - NGÔI ĐỀN THỜ SIVA Trong bốn kiến trúc tháp hiện còn của khu đền nổi tiếng Pô Nagar (Nha Trang,Khánh Hoà), công trình lớn thứ hai, sau tháp Chính, là ngôi tháp Nam (năm về phía nam,ngay kế bên tháp Chính). Không chỉ khá lớn (cao 14,50 m.), toà tháp Nam còn có mộthình thù, đặc biệt là tầng mái, khác hẳn hình dáng của những ngôi tháp Chămpa truyềnthống. Mặc dầu phần thân hầu như không khác thân của các tháp vuông, nhiều tầngphổ biến, nhưng bộ mái của tháp Nam không có nhiều tầng mà chỉ có bốn mặt mái congkết lại thành một khối cao lớn, có hình dáng như một củ hành khổng lồ. Trong số cáckiến trúc tháp cổ Chămpa hiện còn và được biết, có một số tháp mà bộ mái là một khốicao tạo bởi bốn mái khum, nhưng, kiểu dáng và cấu tạo mái của tháp Nam Pô Nagar làđộc nhất vô nhị. Ngay từ đầu thế kỷ 20, khi đến điều tra, nghiên cứu khu đền Pô Nagar, nhà kiếntrúc sư người Pháp H. Parmentier đã nhận thấy nét đặc biệt trong cấu trúc và bộ máicủa toà tháp Nam: “Tuy gần với loại tháp giản lược thường lệ (tức loại tháp tầngtruyền thống, nhưng một số bộ phận và chi tiết kiến trúc được giản lược hơn so vớibình thường- NVD), song bên ngoài rất khác. Kiểu bố cục thành tầng không còn, mà chỉcó mặt lưng của vòm. Hình mái ở tháp thì hình tháp mặt cong, ở tiền sảnh thì hình cungnhọn được dựng lên trên phần thân của kiến trúc.”(1) Chính những khác biệt so với kiểutháp tầng truyền thống đã làm cho ngôi tháp Nam Pô Nagar có một vẻ dáng riêng. Đúng là, nếu cắt phần thượng tầng đi, thì toàn bộ mặt bằng và cấu tạo phầnthân của tháp Nam Pô Nagar hoàn toàn giống thân của một ngôi tháp tầng truyền thống.Như những ngôi tháp tầng truyền thống, tháp Nam có hai bộ phận cấu thành là gianđiện thờ hình vuông (lòng gần vuông: 4 m x 3,80 m; nền tường ngoài: 6,00 m x 6,00 m)và khối tiền sảnh phía đông cũng gần vuông (mỗi mặt trên dưới 3,70 m. một chút) bọcmột nội thất hành lang dài chạy từ gian thờ ra tới cửa ra vào phía đông (dài 3,40 m x1,62 m.). Tuy gắn với nhau, nhưng hai bộ phận này có cấu trúc và hình dáng độc lập vàkhác nhau. Rồi thì, mỗi mặt của ba mặt tường bên ngoài của gian điện cũng được tạobởi những cột ốp có hình trang trí áp dưới chân, một cửa giả ở chính giữa và các ô dọcnằm giữa hai cột ốp. Thế nhưng, ở tháp Nam, mỗi mặt tường, khác với thường lệ, chỉcó ba cột ốp (thường là bốn hoặc năm), mà cột ốp ở giữa lớn hơn hẳn hai cột ốp bên.Các cột ốp đều có hai thân chứ không phải một thân như thường lệ. Không chỉ cột ốpmà cửa giả cũng được làm theo một kiểu đặc biệt gồm hai thân: thân sau được tạothành bằng hai cột ốp có hình trang trí áp dưới chân và trán cửa bên trên hình cung nhọntựa như củ hành cũng hai thân đứng trên một mi cửa giả bằng gạch; thân trước đượctạo bởi hai cột ốp hẹp, rất mỏng, không có hình trang trí áp chân cột, áp vào cột ốp rộngcủa thân sau và thấp hơn thân sau một chút, và, cũng đội một trán cửa nhiều thân hìnhcủ hành thông qua một mi cửa giả bằng gạch. Cửa ra vào phía đông có hình dáng và cấutrúc giống như ba cửa giả của ba mặt tường gian thờ, nhưng lớn hơn và kéo dài phầnthân ra thành cả một gian tiền sảnh (dài 3,40 m. và rộng 1,62 m.) nối liền gian thờ vớicửa ra vào. Vì khối kiến trúc cửa chính kéo dài thành một cấu trúc tiền sảnh dài, nên haimặt tường bắc nam hai bên đều được trang trí thêm ở mỗi mặt tường hai cột ốp trơn(chứ không phải cột ốp hai thân) có hình áp dưới chân. Ngoài ra, hai đầu tường tiềnsảnh được trang trí bằng hai chiếc cột ốp hai thân. Như vậy, mỗi mặt tường tiền sảnhcó bốn cột ốp, chứ không phải ba như ở tường gian điện thờ. Thế nhưng, mặt tườngtiền sảnh không có hình cửa giả. Xét về mặt cấu trúc, tiền sảnh chính là thân sau củacửa chính; còn hai thân phía trước hợp thành cửa ra vào. Về cơ bản, cấu trúc và hìnhdáng của phần cửa ra vào nằm ở đầu ngoài của tiền sảnh (chiều rộng thu lại còn 1,10m. , hẹp hơn chiều rộng của tiền sảnh 0,42 m., và chiều dài cũng rất ngắn: chỉ 0, 95 m.)giống như của các cửa giả. Như các cửa giả, trán cửa chính có hai thân; còn vòm máicủa tiền sảnh ở phía sau dô cao lên tạo thành thân thứ ba phía sau của cửa ra vào. Dophần cửa thu nhỏ và thấp hơn, nên mặt ngoài phía đông của tiền sảnh cũng hiện ra nhưmột cấu trúc cửa gồm hai trụ ốp hai bên (chính là hai cột ốp phía đông của hai mặttường tiền sảnh) và một trán cửa lớn ba thân hình củ hành. Thân thứ hai ở giữa của tráncửa trông đơn giản và có hình dáng giống của thân trước. Ngoài cùng là thân trước củacửa được tạo bởi hai trụ cửa vuông bằng đá, một mi cửa đá nằm ngang tựa vào hai trụđá bên dưới và một trán cửa bằng gạch hình củ hành hai thân đứng thẳng trên chiếc micửa đá. Như đã nói, phần bên trên của gian điện thờ được tạo bởi mặt lưng đơn giảncủa vòm mái, chứ không phải là một cấu trúc gồm nhiều tầng vuông như của các thápChămpa truyền thống. Mặc dầu khối hình củ hành và các chóp linga bằng đá vẫn còn,nhưng hiện nay, cái vỏ bên ngoài và phần đế của chóp tháp đã bị hư hại nhiều. Rất maylà, qua những dòng khảo tả và bản vẽ từ hồi đầu thế kỷ 20 của nhà nghiên cứu H.Parmentier, chúng ta biết, đế của chóp linga đá có hình củ hành bốn múi với bốn hìnhđầu bò nhô ra ở phía dưới.(2) Chính cái khối hình củ hành và bốn chiếc đầu bò đã gópphần khiến cho dáng vuông bên dưới của tháp chuyển sang hình tròn phía trên một cáchhài hoà. Toàn bộ ngôi tháp (cả gian thờ và tiền sảnh) được dựng trên một nền cao(khoảng 0,80 m). Các mặt đứng của nền tháp chạy dài, gấp khúc theo bình đồ của thápvà có cấu trúc gần như của tường tháp. Mặt tường nền tháp cũng có phần chính làtường ở giữa và hai đường gờ vuông, khá lớn bên dưới và bên trên nhô ra như chân vàmái của tường. Mặt tường nền được trang trí bằng những ô vuông lõm vào và cách đềunhau- gần giống như kiểu trang trí đan xen giữa cột ốp và ô lõm nằm giữa các cột ốpcủa mặt tường tháp. Do vậy, tuy có chức năng là phần nền, nhưng cấu trúc nền củangôi tháp Nam lại gắn kế ...