Danh mục tài liệu

Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.03 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cho thấy thuận tiện và có chi phí hợp lý để có thể đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phân phối công bằng và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh Học viện Tài chínhTóm tắt Tài chính toàn diện đang ngày càng được các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và mọingười dân Việt Nam quan tâm. Tài chính toàn diện cung cấp cho các doanh nghiệp và mọi thànhviên trong xã hội các dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện và có chi phí hợp lý để có thể đáp ứngnhu cầu tiết kiệm, đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phânphối công bằng và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 1. Vai trò của tài chính toàn diện trong phát triển kinh tế bền vững Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu2007-2008, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nêu bật tầmquan trọng của tài chính toàn diện. Tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009, nhóm G20 đãcoi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển của mình.Hiện tại, hầu hết các cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giớiđược trao thêm nhiệm vụ tài chính toàn diện bên cạnh nhiệm vụ giữ ổn định thị trường tài chính.Tuy nhiên, có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính toàn diện. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanhnghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán,tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cungcấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đachiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diệnlà việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm chokhách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chínhđược thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ trên thế giới, xuấthiện trào lưu các doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech), tài chính toàn diện đã được nhậnthức theo nghĩa rộng nhất có thể của các sản phẩm và dịch vụ tài chính đối với các chủ thể trongnền kinh tế. Công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới (ICT), blockchain… đang làm thay đổinhanh chóng diện mạo của dịch vụ tài chính trên khắp toàn cầu. Công nghệ ICT làm cho dịch vụtài chính có thể hiện diện ở bất cứ nơi nào, với chi phí thấp hầu như không đáng kể, giúp hàngtrăm triệu người lần đầu tiên đã có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện (financial inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp vàthuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với các DN nhỏ, siêu nhỏ và nhóm dâncư dễ bị tổn thương, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phầntạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng màbao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: Gia tăng tiết kiệm và đầu tư,qua đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng giúp các cánhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội 419kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, luân chuyển dòng vốn đầu tư hoặc dành tiền tiết kiệmkhi về hưu... Tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo giảmthiểu rủi ro, vượt qua khó khăn trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Ngườinghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao,tạo gánh nặng trả nợ ngày càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa.Tài chính toàn diện góp phần bảo vệ những đối tượng yếm thế, xóa bớt khoảng cách về thu nhập,đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng và toàn diện của các tầng lớp dân cư, tạo cơ sở pháttriển bền vững nền kinh tế. Tài chính toàn diện giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinhxã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương; đồng thời, thông qua việc thanh toán không dùng tiềnmặt qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng, nhờ đó quản lýxã hội tốt hơn. Đối với các tổ chức tài chính - tín dụng, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mởrộng đối tượng phục vụ tới tất cả các doanh nghiệp, các nhóm người tro ...

Tài liệu có liên quan: