Danh mục tài liệu

Thực trạng chăn nuôi trâu và đánh giá một số đặc điểm sinh sản đàn trâu nuôi của nông hộ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.68 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chăn nuôi trâu không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, mà còn là nguồn sức kéo, nguồn phân bón hữu cơ, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; làm cân bằng môi trường sinh thái do tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt và của các ngành sản xuất khác tạo ra. Bài viết trình bày thực trạng chăn nuôi trâu và đánh giá một số đặc điểm sinh sản đàn trâu nuôi của nông hộ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng chăn nuôi trâu và đánh giá một số đặc điểm sinh sản đàn trâu nuôi của nông hộ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TRÂU VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN ĐÀN TRÂU NUÔI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Thị Thùy Vân1 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện trên tổng số 270 hộ về hiện trạng chăn nuôi trâu tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Kết quả điều tra cho thấy chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện thường tập trung ở qui mô nhỏ (88.9%), chăn nuôi quảng canh là chủ yếu (45,55%), mục đích chăn nuôi trâu chủ yếu là sinh sản (62,22%), có 97,8% số người chăn nuôi trâu gặp khó khăn vì thiếu kỹ thuật và chưa đủ kinh nghiệm để chữa bệnh cho đàn trâu nuôi của gia đình­, tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu cái tập trung chủ yếu vào độ tuổi 3-5 tuổi (80,61%.), khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ 16-18 tháng chiếm tỉ lệ trên 52,32%, trâu cái động dục tập trung vào cuối mùa Thu và mùa Đông Từ khóa: Chăn nuôi trâu, nông hộ, thực trạng, sinh sản 1. Mở đầu Chăn nuôi trâu không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, mà còn là nguồn sức kéo, nguồn phân bón hữu cơ, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; làm cân bằng môi trường sinh thái do tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt và của các ngành sản xuất khác tạo ra. Ở các huyện của tỉnh Quảng Nam hiện nay, chăn nuôi trâu đóng góp một phần rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người nông dân, đồng thời giải quyết khá tốt tình trạng lao động dôi thừa và lao động thời vụ nhàn rỗi. Thăng Bình có diện tích đất lớn (384,75km2), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 80%, cùng với lực lượng lao động dồi dào và tập quán chăn nuôi lâu đời đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu. Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam tại thời điểm 1/10/ 2017, tổng đàn trâu là 68.843 con trong đó ở huyện Thăng Bình là 9.242 con [1]. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiềm năng lợi thế của huyện thì tốc độ phát triển chăn nuôi trâu của huyện trong những năm qua còn chậm, năng suất, chất lượng và giá trị số lượng sản phẩm còn thấp, nguyên nhân là do phương thức chăn nuôi trâu còn nhỏ lẻ, chưa được đầu tư nhiều, chưa có hộ nuôi trâu theo qui mô trang trại, nguồn giống chưa đảm bảo chất lượng, hiện tượng trâu giao phối tự do vẫn còn xảy ra, dẫn đến hiện tượng đồng huyết, cận huyết trong đàn gia súc vẫn còn phổ biến. Nguồn thức ăn là cỏ tự nhiên dồi dào, bãi chăn thả rộng, phụ phẩm từ nông nghiệp nhiều (thân lá ngô, cây lạc, rơm lúa….) vẫn chưa được tận dụng triệt để gây lãng phí. Để tìm hiểu rõ về thực trạng chăn nuôi trâu của huyện, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về ngành chăn nuôi cũng như những khó khăn, nguyên nhân và nhằm tìm ra các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của đàn trâu trong những năm tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:” Thực trạng chăn nuôi trâu và đánh giá một số đặc điểm sinh sản đàn trâu nuôi của nông hộ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”. 1. ThS., Trường Đại học Quảng Nam 125 THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TRÂU VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM... 2. Nội dung 2.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là đàn trâu được nuôi trong các nông hộ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019. - Phương pháp nghiên cứu: Điều tra hiện trạng chăn nuôi trâu tại 270 hộ trong 9 xã của huyện Thăng Bình. Các xã điều tra gồm: Khu vực miền núi ( Bình Lãnh, Bình Chánh, Bình Định Nam); khu vực đồng bằng( Bình An, Hà Lam, Bình Tú) và khu vực ven biển (Bình Hải, Bình Sa, Bình Giang). Xây dựng câu hỏi phỏng vấn theo các chỉ tiêu khảo sát, sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân qua phiếu tra. Số liệu thu thập được được xử lý trên máy tính phần mềm Excel. Nội dung nghiên cứu chính gồm (1) Thực trạng chăn nuôi trâu tại huyện Thăng Bình được đánh giá qua các chỉ tiêu như cơ cấu giống, cơ cấu đàn, quy mô, phương thức chăn nuôi, mục đích chăn nuôi, tình hình phối giống, những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi trâu ; (2) Đặc điểm sinh sản đàn trâu nuôi được đánh giá qua các chỉ tiêu như Tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái, Khoảng cách giữa hai lứa đẻ và thời gian sinh sản trong năm. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Cơ cấu đàn trâu ở hộ nông dân huyện Thăng Bình Tuổi tháng tuổi 12 < tháng 36 - 12 tháng tuổi 36 > Tổng tuổi Chỉ tiêu Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái Số con 66 82 42 48 31 258 139 388 )%( Tỷ lệ 12,52 15,56 7,97 9,11 5,88 48,96 26,37 73,63 Bảng 1. Cơ cấu đàn trâu hộ nông dân Thăng Bình [Nguồn: Số liệu điều tra] Qua khảo sát ba vùng sinh thái của 270 hộ chăn nuôi trâu có 527 con trâu. Trong đó có 388 trâu cái, 139 trâu đực.Tổng số trâu điều tra được của các nông hộ tại huyện Thăng Bình có tỷ lệ trâu đực (là 26,37%) thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trâu cái (là 73,63%). Trong đàn trâu cái thì tỉ lệ trâu cái > 36 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (48,96%). Đây là điều kiện thuận lợi để tăng đàn đều đặn hàng năm nếu làm tốt công tác quản lý sinh sản. Từ kết quả điều tra cho thấy người dân thích nuôi trâu cái hơn vì họ nuôi trâu với phương thức cày kéo kết hợp với sinh sản. 2.2.2. Quy mô chăn nuôi trâu Kết quả điều tra 270 hộ chăn nuôi trâu tại ba vùng sinh thái (miền núi, đồng bằng và ven biển) của huyện Thăng Bình cho thấy chăn nuôi trâu phổ biến là quy mô nhỏ (bảng 2). Số hộ nuôi từ 1 - 2 con: 67%; 3 - 4 con: 21,87% và từ 5 con trở lên chiếm 11,13 % tổng số hộ điều tra. 126 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: