Danh mục

Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và những gợi mở phát triển đô thị bền vững cho các nước Đông Nam Á

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.37 KB      Lượt xem: 49      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và những gợi mở phát triển đô thị bền vững cho các nước Đông Nam Á" góp phần tìm hiểu những mô hình đô thị hóa, cách thức phát triển đô thị bền vững mà các quốc gia trên thế giới đã làm, từ đó đề xuất một số gợi mở cho các nước Đông Nam Á có thể vận dụng vào phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và những gợi mở phát triển đô thị bền vững cho các nước Đông Nam Á THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GỢI MỞ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG CHO CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á Đặng Danh Hƣớng Trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ Email: danhhuong01071988@gmail.com TÓM TẮT Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra trong nhiều thế kỷ ở nhiều nƣớc trên thế giới và đang xảy ra mạnh mẽ ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tốc độ đô thị hóa - sự tăng trƣởng đô thị liên quan rất chặt chẽ với tăng trƣởng kinh tế tiến bộ khoa học kỹ thuật và môi trƣờng xã hội của mỗi nƣớc. Đô thị hóa không chỉ mang lại các lợi ích riêng về mặt kinh tế, mà còn có liên quan chặt chẽ đến thu nhập xã hội, cải thiện điều kiện sức khỏe, nâng cao dân trí và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Bài viết góp phần tìm hiểu những mô hình đô thị hóa, cách thức phát triển đô thị bền vững mà các quốc gia trên thế giới đã làm, từ đó đề xuất một số gợi mở cho các nƣớc Đông Nam Á có thể vận dụng vào phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Đô thị hóa, phát triển đô thị, thế giới, Việt Nam, Nam Bộ. 1 MỞ ĐẦU Từ nửa sau thế kỉ 20, thế giới phát triển và chuyển biến theo hƣớng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, có những bƣớc phát triển nhảy vọt. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng. Việt nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, quá trình đô thị hóa đã tác động về nhiều mặt nhƣ: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... trong đó có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên thế giới, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc xây dựng chính sách đô thị hóa bền vững ở các nƣớc Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, không chỉ có ý nghĩa nhận thức, mà còn có ý nghĩa trong chỉ đạo thực tiễn, góp phần tránh những hậu quả không mong muốn về kinh tế - xã hội gắn với hiện tƣợng đô thị hóa không có kiểm soát. 2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THẾ GIỚI Muốn tìm hiểu quá trình đô thị hóa trên thế giới trƣớc tiên chúng cần phải hiểu thế nào là quá trình đô thị hóa? Theo khái niệm: Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế - xã hội là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất đặc trung nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời hiện đại.có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTH nhƣ sau: 196 Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cƣ đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Trong đó, dân cƣ đô thị là một điểm dân cƣ tập trung phần lớn những ngƣời dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lƣợng và quy mô của các điểm dân cƣ đô thị, sự tập trung của dân cƣ trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống nơi thành thị. Đô thị hóa là một quá trình định cƣ của dân số nông nghiệp sang phi nông nghiệp, với những chỉ số biểu trƣng nhƣ: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và không gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới. Đô thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái nhìn hẹp hơn đó là hiện tƣợng dịch cƣ nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó. Và đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào. Căn cứ vào khái niệm chúng ta có thể hiểu rằng đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài ngƣời, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nƣớc có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao. 3 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THẾ GIỚI Năm 2003, khoảng 48% dân số thế giới sống trong các đô thị, đến năm 2007, hơn 1/2 dân số thế giới sẽ sống trong các đô thị [5]. Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, thì khu vực đô thị tạo ra 55% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở các nƣớc thu nhập thấp, 73% tại các nƣớc có thu nhập trung bình và tới 85% tại các nƣớc có thu nhập cao [5]. Chính vì vậy, những thành phố năng động đƣợc coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia. Sự phát triển của các thành phố lớn và cực lớn tạo ra lợi thế tập trung đầu tƣ, tập trung sản xuất, tăng cƣờng sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khai thác thị trƣờng tại chỗ có sức mua cao hơn hẳn các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ. Các nƣớc đang phát triển đang trong giai đoạn đô thị hóa tăng tốc, (tỷ lệ dân số thành thị chiếm 42% năm 2003 sẽ tăng lên 57% vào năm 2030), tốc độ tăng dân số đô thị là 3,55% (1975-2000) và 2,3%/năm (2000-2030). Trong khi dân số nông thôn trên thế giới không tăng, thì có nghĩa là toàn bộ sự gia tăng dân số thế giới đã bị thu hút vào các đô thị. Sự di cƣ từ nông thôn vào đô thị là những nhân tố quan trọng quy định tốc độ tăng trƣởng cao của dân số đô thị ở các nƣớc đang phát triển. Ngƣợc lại, các nƣớc phát triển đã bƣớc vào giai đoạn 'hậu đô thị hóa' với tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 75% (2003) 197 lên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: