Danh mục tài liệu

Thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 952.06 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát 889 sinh viên ngành sư phạm tại 6 trường đại học có đào tạo ngành Sư phạm trong cả nước nhằm đánh giá thực trạng NL ứng dụng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm, làm căn cứ để định hướng các nghiên cứu tiếp theo về phát triển năng lực này cho sinh viên sư phạm trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(7), 55-60 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 1 Trường Văn hóa, Cục Đào tạo - Bộ Công an; Ngô Văn Định 1,2 2 NCS Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Email: nvdinh81anh@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 24/01/2024 Applying information and communication technology in scientific research is Accepted: 01/3/2024 a field with great potential with confirmed effectiveness. The competence to Published: 05/4/2024 apply ICT in educational scientific research comprises knowledge, skills and attitudes to integrate ICT into the scientific research process to effectively Keywords carry out research tasks in the field of educational science. In this study, we Scientific research, surveyed 889 pedagogy students at 6 universities offering pedagogy training competency, ICT, nationwide to assess the current status of the students ability to apply ICT in educational science research, educational science research. The survey results show that most students self- pedagogical student rated their abilities at a level between “Normal” and “Good”. The assessment scores for the component competencies of this competency reveals some of the students strengths and weaknesses in using different functionalities of ICT applications in their educational scientific research activities. There are differences in the competency to apply ICT in educational science research between students between different schools, by gender, by year of study and by major, but this difference is not too large. These results are the basis for conducting further research to develop this competency for pedagogical students.1. Mở đầu Quan niệm năng lực (NL) đã được nhiều tác giả như: Weinert (2001), Denyse (2002), Đặng Thành Hưng (2012),Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2014)… nghiên cứu và đưa ra với các cách tiếp cận khác nhau. Trong Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018, NL được hiểu theo nghĩa là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chấtsẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tínhcá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong những điều kiện cụ thể. Ở một khía cạnh khác, các thành tố của NL nghiên cứu khoa học đã được Bộ GD-ĐT xác định là một trong các NL cần có của GV cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ GD-ĐT cũng đã quy định rõ các cơ sởđào tạo phải xác định rõ NL mà người học cần đạt sau khi tốt nghiệp (chuẩn đầu ra). Trên cơ sở các văn bản này, cáccơ sở đào tạo GV đã thiết kế chương trình đào tạo nhằm đảm bảo sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp có đủ NL đáp ứngđược yêu cầu nghề nghiệp, trong đó có NL nghiên cứu khoa học và NL ứng dụng công nghệ thông tin… Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của SV, đặc biệt làSV sư phạm. Hoạt động này giúp rèn luyện một số kĩ năng như giải quyết vấn đề, thử sức, đánh giá và nâng caonhiều khả năng bản thân, đồng thời có kiến thức thực tế, cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp cho SV. Đã cómột số nghiên cứu đề cập đến các kĩ năng cần thiết để SV có thể thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học(Ngô Thị Trang, 2019). Các nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ các kĩ năng thành phần trong quá trình thực hiệnhoạt động nghiên cứu khoa học của SV như: Kĩ năng xây dựng đề tài nghiên cứu; Kĩ năng thu thập dữ liệu; Kĩ năngphân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích... Do đó, vấn đề bồi dưỡng, phát triển NL nghiên cứu khoa học choSV sư phạm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo GV. Hiện nay, chuyển đổi số là một xu thế tất yếu trong mọi hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Lĩnh vực nghiên cứukhoa học nói chung và lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) nói riêng cũng không nằm ngoài xu thếnày. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực có nhiềutiềm năng và đã khẳng định hiệu quả của các công cụ này, đặc biệt trong kỉ nguyên số (Bhuyan & Borthakur, 2019;Chamanlal, 2014; Ngô Văn Định và cộng sự, 2023). Sử dụng các công cụ CNTT-TT trong nghiên cứu khoa học sẽ 55 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(7), 55-60 ISSN: 2354-0753hỗ trợ rất tốt cho quá trình nghiên cứu, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này (Bala & Rani, 2018;Bhuyan & Borthakur, 2019; Ngô Văn Định và cộng sự, 2023). Thông qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu dựatrên CNTT-TT, chu kì hoặc thời lượng nghiên cứu có thể được rút ngắn (Bala & Rani, 2018). Như vậy, bên cạnh NLnghiên cứu khoa học nói chung thì NL ứng dụng CNTT-TT trong nghiên cứu khoa học cũng cần được xem xét.Chính vì vậy, bài báo này khảo sát 889 SV ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: