Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Chi phí đại diện - AGENCY COSTS

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.98 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Chi phí đại diện - AGENCY COSTS nhằm dựa trên Lý thuyết về uỷ quyền (Agency Theory), nhằm trao đổi một số vấn đề về chi phí đại diện, một yêu cầu quan trọng cần có làm tiền đề quan trọng cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Chi phí đại diện - AGENCY COSTSChi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Tiểu luận Chi phí đại diện - AGENCY COSTSNhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:1Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Mở đầu Trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mô và mức độ phứctạp của các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanhnghiệp trở nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanhnghiệp quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà khôngphải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quảnlý và quyền kiểm soát (ownership – control). Những người có vốn nhưng khôngcó khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ (owner,hay còn gọi là nhà đầu tư - investor). Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên giacó đủ năng lực điều hành doanh nghiệp của mình, thường gọi là giám đốc - CEO(Chief Executive Officer). Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữavốn và năng lực điều hành; mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiếncho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại chocác nhà đầu tư. Trên thực tế làm thế nào để bảo đảm cân đối giữa lợi ích của giámđốc (người làm thuê) và chủ doanh nghiệp (người đi thuê) luôn là một câu hỏi hócbúa đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bài viết này dựa trên Lý thuyết về uỷ quyền(Agency Theory), nhằm trao đổi một số vấn đề về chi phí đại diện, một yêu cầuquan trọng cần có làm tiền đề quan trọng cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp.Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:2Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa 1. Nguồn gốc chi phí đại diện: a. Sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý: Trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làđiều hết sức cần thiết. Những công ty này có thể có hàng trăm ngàn cổ đông, dovậy không có cách nào thỏa mãn việc tất cả các cổ đông cùng tham gia quản lý.Việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý có một thuận lợi rõ ràng. Nó chophép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau và từ đó sự thayđổi quyền sở hữu sẽ không gây phiền hà đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp. Tuy nhiên, việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý bản thânnó cũng mang lại nhiều vấn đề phức tạp như: • Mục tiêu của chủ sở hữu và mục tiêu của nhà quản lý khác nhau: Trongmối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai bên đều mong muốn tối đa hoálợi ích của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giốngnhau. Nhà đầu tư mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giátrị của doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhậpnhận được. • Các nhà quản lý và các chủ sở hữu có những thông tin rất khác nhau vềgiá trị của các tài s ản của công ty: Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tưkhông thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quácao. Ví dụ, nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầutư không biết được; nhà quản lý nhờ trực tiếp điều hành nên có được những thôngtin nội bộ mà nhà đầu tư hoặc không biết được hoặc biết nhưng không hiểu đượcđầy đủ. Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu và sự bất cân xứng thông tin giữa cổ đông vànhà quản lý đã tạo nên những vấn đề về người chủ với người đại diện trong đó cáccổ đông là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ,đồng thời nảy sinh các chi phí đại diện (agency costs).Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:3Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa b. Những tổn thất do phân quyền: Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệpnên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lơi ích chocá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Những tổn thất gâyra trong trường hợp này được gọi là tổn thất do phân quyền (agency costs) (Jensen& Meckling, 1976). Ví dụ, nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhấtcủa mình, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (giám đốc, nhưbất kỳ một người bình thường nào khác, có xu hướng thích nghỉ ngơi hơn là làmviệc); nhà quản lý có thể quyết định không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khảnăng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trongngắn hạn (nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp trong ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo khôngtrung thực về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (earning ...

Tài liệu có liên quan: