Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.62 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đạo giáo là tôn giáo hình thành qua một quá trình dài và thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác nhau. Nhưng nhìn chung, qua rất nhiều tư liệu của các nhà nghiên cứu thì Đạo giáo được hình thành trên cơ sử lí luận của Đạo gia - là học thuyết do Lão Tử khởi xướng và được Trang Tử hoàn thiện vào khoảng thế kỉ II sau CN
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền Tiểu luận Phân tích vai trò của đạo giáo trong giađình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền 1 1. Khái quát sơ lược về sự ra đời của Đạo giáo ở Trung Quốc Đạo giáo là tôn giáo hình thành qua một quá trình dài và thâu nhậpnhiều trào lưu thượng cổ khác nhau. Nhưng nhìn chung, qua rất nhiều tư liệucủa các nhà nghiên cứu thì Đạo giáo được hình thành trên cơ sử lí luận củaĐạo gia - là học thuyết do Lão Tử khởi xướng và được Trang Tử hoàn thiệnvào khoảng thế kỉ II sau CN. Lịch sử ra đời của Đạo giáo được ghi lại trong sử sách Trung Quốckhá phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn nhau về nhân vật, quan hệ truyền thừavà thời điểm. Nói chung, Đạo giáo được hình thành trong phong trào nôngdân khởi nghĩa vào giữa thời Đông Hán. Lúc đầu, Đạo giáo có hai tổ chứcchính là Ngũ Đấu Mễ Đạo của Trương Lăng vào năm 141 và năm 184 xuấthiện Thái Bình Đạo của Trương Giác. Sau hai tổ chức này bị phân hóa, mộtbộ phận vẫn lưu truyền trong dân gian, còn bộ phận khác thì thâm nhập lêntầng lớp trên và trở thành Đạo giáo chính thống. Đạo giáo có hai phái: Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trịbệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh; Đạo giáo thần tiên dạy tuluyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử. Kinh điển củaĐạo giáo gọi là Đạo Tạng kinh, ngoài sách về giáo lý, nghi lễ, Đạo Tạng còngồm cả các sách thuốc, dưỡng sinh bói toán, tướng số, thơ văn, bút kí... Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là “Thái ThượngLão Quân”, coi ông là “Đạo” giáng xuống cõi trần. Đạo được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, Lão Tử coi Đạo là phạmtrù triết học cao nhất, là căn nguyên chung của thế giới vạn vật, có trước trờiđất, là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới. Hay có thể hiểu Đạo là con đườngđi, là cái để chỉ quy luật vận động khách quan, sự biến hóa của vạn vật, làbản thể của vũ trụ… Khái niệm về Đạo không chỉ dừng lại ở đây, nó cònđược với những nghĩa khác nhưng cũng không nhiều lắm. Tóm lại, thuậtngữ Đạo nói trên không có nghĩa tôn giáo hay tín ngưỡng, nó chỉ có nghĩatriết học, chính trị học và xã hội học. Tư tưởng của Lão Tử có ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống xã hội củangười Trung Quốc, tới tư tưởng học thuật, chính trị, phong tục tập quán …Không chỉ tồn tại ở Trung Hoa mà còn lan rộng trên tất cả các nước xungquanh, trong đó có Việt Nam 2. Quá trình du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam 2.1. Sự du nhập và hình thành 2 Đạo giáo từ một học thuyết trở thành một tôn giáo, sau khi ra đời ởTrung Quốc nó đã được truyền vào nước ta theo chân các nhà cai trị, trí thứccùng thuật số, phù thủy Trung Quốc. Đạo giáo đi vào Việt Nam tìm thấy rấtnhiều nét tương đồng với tín ngưỡng bản địa của nhân dân ta, đó là các tụcsùng bái thần linh, ma thuật phù phép…nên đã nhanh chóng phát triển, đặcbiệt là Đạo giáo phù thủy, bởi vì trước đó người Việt đã từng bái ma thuật,phù phép nên nó ăn sâu vào người Việt một cách dễ dàng, họ tin rằng nhữnglá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Hơnnữa, vốn mang trong mình tư tưởng phản kháng giai cấp thống trị, nên Đạogiáo đã được người Việt Nam sử dụng làm vũ khí chống lại những kẻ đô hộ. Tương truyền rằng sau khi Linh Đế băng hà, xã hội Trung Hoa rốiloạn, chỉ có đất Giao Châu được yên ổn, người phương Bắc sang lánh nạn tạiđó rất đông, phần nhiều là các đạo sĩ theo thuật thần tiên, nghĩa là luyệnphép thần tiên theo cách nhịn ăn. Nhiều quan lại Trung Hoa sang cai trị nướcta cũng dung phương thuật ấy, điển hình là trường hợp Cao Biền đời Đườngtừng đi lung khắp nước ta để tìm cách yểm huyệt, hi vọng cắt đứt các longmạch triệt nguồn nhân tài và đồng thời cũng khám phá các mỏ thần sa đểluyện thuốc trường sinh. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới đượcthừa nhận thì Đạo giáo đã hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức khôngcòn ranh giới. 2.2. Các phái Đạo giáo ở Việt Nam Đạo giáo truyền sang Việt Nam chia thành hai phái là Đạo giáo phùthủy và đạo giáo thần tiên. 2.2.1. Đạo giáo phù thủy Ngay từ khi Nho giáo chưa có cơ sở xã hội ở nước ta, thì Đạo Phùthủy nhờ sự tương đồng với các ma thuật phù phép địa phương, nên đã bắtđầu phát triển rộng rãi từ đời Tiền Lê. Thời xa xưa, người Việt ta thườngdùng bùa chú, họ tin rằng có thể trị tà ma, chữa bệnh, sai âm binh, tànghình... Tương truyền Hùng vương là người nhờ giỏi pháp thuật nên có uy tínthu phục được 15 bộ lạc lập nên nước Văn Lang. Về sau, đời Hồng Bàng cóChử Đồng Tử cũng giỏi về pháp thuật theo Đạo giáo thần tiên. Một số nhàsư ngày xưa cũng phải học phù phép, chữa bệnh, đuổi tà, gây uy tín trongdân gian để có thể truyền bá Phật giáo cho dễ dàng. Bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đạo Giáo Phù Thủy Việt Namcòn thờ nhiều vị thần khác của dân Việt, ...