Danh mục tài liệu

Tiểu luận Triết học số 80 - Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 153.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận Triết học, triết học Mac Lenin, cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Triết học số 80 - Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ LỜI MỞ ĐẦU Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên  các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con  người của xã hội. Công nghiệp hóa chính là con đường và bước đi tất yếu  để tạo ra cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Xây dựng cơ  sở  vật chất kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là   một quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, tuỳ từng   nước khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên không giống nhau cách thức   tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại  sẽ không giống nhau. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản   xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn nhất của chúng ta   là một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành công  nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải  gắn với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở  vật chất kỹ  thuật cho chủ  nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ  trung tâm trong  suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  Từ năm 1996, đất nước ta đã chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công  nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ  bản trở  thành một   nước công nghiệp. Sự  nghiệp xây dựng chủ  nghĩa xã hội  ở  nước ta chỉ  thực sự thành công chừng nào thự  hiện thành công sự  nghiệp công nghiệp  hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ  những lý do trên em quyết định chọn đề  tài Cơ  sở  lý luận triết   học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá  ở Việt Nam trong thời   kỳ quá độ Vì thời gian hoàn thành có hạn cũng như vốn hiểu biết còn nông cạn   và ít  ỏi của mình, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót và   1 khuyết điểm   còn phải sửa đổi và bổ  sung. Vì vậy em rất mong và trân   trọng mọi ý kiến đóng góp của thầy để từ đó em có thể củng cố được vốn   hiểu biết của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy. I. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ   Ở VIỆT NAM THỜI KỲ QUÁ ĐỘ. 1. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở  Việt Nam thời   kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội a) Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau  song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một   cơ  cấu kinh tế  hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành  kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu  các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Ở thế  kỷ XVII, XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở  Tây Âu, công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công  bằng lao động sử  dụng máy móc. Những khái niệm kinh tế  nói chung và  khái niệm công nghiệp hoá nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự  thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công   nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn  phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực   tiễn. Kế   thừa   và   chọn   lọc   những   tri   thức   văn   minh   của   nhân   loại,   rút  những kinh nghiệm trong lịch sử  tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá  và từ  thực tiễn công nghiệp hoá  ở  Việt Nam trong thời kỳ  đổi mới, Hội  nghị  ban chấp hành Trung  ương lần thứ  7 khoá VI và Đại hội Đại biểu   toàn quốc lần thứ  VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp   hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh   2 doanh dịch vụ và quản lý kinh tế ­ xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công   là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,   phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự  phát triển của   công nghiệp và tiến bộ  khoa học công nghệ  tạo ra năng suất lao động xã  hội cao. Song dù muốn hay không công nghiệp hoá  ở  nước ta hiện nay trước   mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế  nhanh và bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm  giải quyết những vấn đề  xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của   một số  nước đang phát triển cho thấy ngay từ  bước  đầu tiên của việc  hoạch định chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo  tính đồng bộ  giữa kinh tế  xã hội, cùng với sự  phát triển kinh tế  phải xây  dựng những mặt thuộc hạ  tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế  phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời   sống nhân dân. Như vậy công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử  tất yếu nhằm tạo   nên những chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở  khai thác có hiệu quả  các nguồn lực và lợi thế  trong nước, mở rộng quan   hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa  học công nghệ ngày càng hiện đại. Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn  những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh,   cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Như vậy công nghiệp hoá theo tư  tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất   đơn thuần, kỹ  thuật  đơn thuần để  chuyển lao động thủ  công thành lao   động cơ khí như quan niệm trước đây. 3 Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá.  Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính   trị  và văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình mà  nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự  tăng trưởng và phát  triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị  và củng cố  cơ  cấu xã hội nhằm  tiến tới một ...

Tài liệu có liên quan: