![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tìm hiểu một số truyện thơ Nôm bình dân dưới góc nhìn về giới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu một số truyện thơ Nôm bình dân dưới góc nhìn về giới TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 11 (2024): 2040-2051 Vol. 21, No. 11 (2024): 2040-2051 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.11.4543(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM BÌNH DÂN DƯỚI GÓC NHÌN VỀ GIỚI Phạm Thị Thanh Thùy*, Nguyễn Nhật Lam, Nguyễn Thị Ánh, Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thanh Thùy – Email: thanhthuy113003@gmail.com * Ngày nhận bài: 30-9-2024; ngày nhận bài sửa: 20-10-2024; ngày duyệt đăng: 27-11-2024TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu một số truyện thơ Nôm bình dân thế kỉ XVIII – XIX từ góc nhìn về giới.Bài viết đi sâu vào những biểu hiện tuân thủ và phá vỡ “khuôn mẫu giới” trong 9 truyện thơ Nômđược khảo sát. Từ góc nhìn tuân thủ, các nhân vật nữ được khai thác ở phương diện ngoại hình vàphẩm chất, các nhân vật nam được tập trung chú ý ở phương diện tài năng và cách ứng xử. Từ gócnhìn phá vỡ, các nhân vật nữ được đánh giá cao về tài năng và sự chủ động trong tình yêu, hônnhân; các nhân vật nam lại được khắc họa nổi bật về cảm xúc và sự trân trọng đối với người nữ.Hướng tiếp cận mới mẻ trên đã góp phần thể hiện những góc nhìn tiến bộ, nhân văn của các tác giảbình dân trong việc nhìn nhận đánh giá vị trí và vai trò của nam giới và nữ giới trong xã hội phongkiến Việt Nam. Từ khóa: giới; khuôn mẫu giới; truyện thơ Nôm bình dân1. Giới thiệu Truyện thơ Nôm là thể loại có khối lượng sáng tác phong phú và nổi bật với nhiềuđóng góp quan trọng cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong đó, truyện thơ Nôm bình dân đãtập trung phản ánh được những vấn đề mâu thuẫn trong lòng xã hội, bao gồm đấu tranh xãhội và đấu tranh giai cấp, đồng thời đề cao những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đáng trân trọngcủa quần chúng nhân dân lao động. Thú vị hơn, khi soi chiếu những khía cạnh của giới, nhưbình đẳng giới, khuôn mẫu giới… vào truyện thơ Nôm bình dân, chúng ta sẽ khám phá đượcnhững góc nhìn tiến bộ, nhân văn của các tác giả dân gian trong việc nhận thức, phản ánh vịtrí, vai trò của người nam và người nữ trên nhiều bình diện. Đây là hướng tiếp cận mới đốivới truyện thơ Nôm bình dân, thông qua cách tiếp cận này, có thể nhận thấy những ý thứcvề giới đã được manh nha từ sớm trong lòng xã hội Việt Nam.Cite this article as: Pham Thi Thanh Thuy, Nguyen Nhat Lam, Nguyen Thi Anh, & Nguyen Thi Lan Anh (2024).Research some popular Nom poetry stories from a gender perspective. Ho Chi Minh City University of EducationJournal of Science, 21(11), 2040-2051.. 2040Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 21, Số 11 (2024): 2040-20512. Nội dung nghiên cứu2.1. Giới thuyết về truyện thơ Nôm và những nghiên cứu về giới2.1.1. Truyện thơ Nôm Truyện thơ Nôm là một “thể loại văn học đặc thù của dân tộc” (Tran, 2013, p.110),hình thành và phát triển vào khoảng thế kỉ XVI-XIX với nội dung chính là phản ánh đờisống xã hội của chế độ phong kiến suy tàn và thể hiện thế giới tinh thần của con người. Đâylà thể loại có dung lượng tương đối lớn, được viết bằng chữ Nôm với hình thức chủ yếu làthể thơ lục bát. Hiện nay, dựa trên tiêu chí đặc trưng về nội dung và hình thức, nhà nghiên cứu NguyễnLộc trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX đã chiathành truyện thơ Nôm bình dân và bác học. Trong đó, truyện thơ Nôm bình dân “được sángtác để kể là chính” (Nguyen, 2008, p.476), thường dựa trên cốt truyện của truyện cổ dângian, đa phần không có tên tác giả bởi người sáng tác thuộc tầng lớp dưới hay nhà nho khôngthành danh nhưng sống gần gũi với nhân dân. Truyện thơ Nôm bình dân đề cao tình cảmhôn nhân gia đình, đồng thời thể hiện khát vọng và lí tưởng về một cuộc sống công bằng,dám đấu tranh chống lại những bất công trong xã hội. Đề tài chủ yếu tiến hành trên 9 tác phẩm truyện thơ Nôm bình dân 2: Phạm Tải NgọcHoa, Mã Phụng Xuân Hương, Phương Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Lý Công; Lưu nữ tướng,Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, Nữ tú tài. Đây là những truyện thơ Nômtiêu biểu cho đặc trưng về nội dung và nghệ thuật trong truyện thơ bình dân, trong đó, hìnhtượng người nam và người nữ được nói đến trong tiểu loại này có nhiều điểm tiến bộ, mớimẻ. Khi soi chiếu từ góc độ giới sẽ khám phá thêm được những giá trị đặc sắc của tác phẩm.2.1.2. Một số vấn đề nghiên cứu về “giới” Thuật ngữ “giới” (gender) “có thể được xác định gần đây vào cuối những năm 1960,và sự phát triển của nó được kích hoạt bởi nữ quyền luận làn sóng thứ hai” (Pilcher &Whelehan, 2022, p.23). Một số nhà nghiên cứu đồng tình về việc “giới” được kiến tạo dựatrên hình thái ban đầu của “giới tính”, và “văn bản có tính chất mở đường của Ann Oakley,Giới tính, giới và xã hội (Sex, Gender and Society) (1972) đặt nền tảng để tiếp tục tìm hiểusâu hơn về sự kiến tạo giới” (Pilcher & Whelehan, 2022, p.154). Trong nhiều công trìnhnghiên cứu về “giới”, các tác giả luôn ý thức trình bày khái niệm “giới” trong sự tương quanvới “giới tính” nhằm so sánh sự khác biệt nhất định giữa hai khái niệm này, như “Simon deBeauvoir đã khám phá sự phân biệt này trong Giới tính hạng hai hai thập kỉ trước” (Pilcher& Whelehan, 2022, p.154). Ngoài ra, cần lưu ý phân biệt “giới” (gender) với cách hiểu là sựphân biệt chức năng sinh học và vai trò xã hội của người nam và người nữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khuôn mẫu giới Truyện thơ Nôm bình dân Truyện thơ Nôm Bình đẳng giới Văn học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 581 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 403 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
7 trang 136 0 0
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
19 trang 133 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 114 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
112 trang 110 0 0