Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 384.43 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua ASEAN luôn là quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về cả vốn đăng ký, vốn thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư đa dạng, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM TS. Trần Văn Hùng Phân hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam TS. Lê Thị Mai Hương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Dựa vào nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban, ngành và dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài nói chung, bài viết nhằm đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua ASEAN luôn là quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về cả vốn đăng ký, vốn thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư đa dạng, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của khu vực. Bên cạnh đó, bài viết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc thu hút vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Từ khóa: ASEAN, tình hình, thu hút, vốn đầu tư trực tiếp Abstract Based on secondary data sources collected from sectoral agencies and based on performance evaluation criteria to attract foreign direct investment in general and articles to assess the actual situation of attracting direct investment ASEAN into Vietnam. Research results show that ASEAN has always been a leading country in foreign direct investment in Vietnam in both registered capital, implementation capital and diversified investment capital structure in recent years, but the results are not commensurate with the inherent potential of the region. Besides, the article stated some reasons leading to the attraction of FDI from ASEAN into Vietnam not commensurate with the inherent potential. Keywords: ASEAN, situation, attraction, direct investment 1. GIỚI THIỆU Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của cộng đồng ASEAN vào năm 1995 và khi Việt Nam cam kết thực hiện AFTA (từ ngày 1/1/1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của ASEAN nói riêng đã đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết bởi các Bộ trưởngASEAN vào ngày 7 tháng 10 năm 1998 303 tại Manila. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã tạo nên một bước ngoặt trong tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về vai trò của đầu tư khu vực, nhất là trong việc biến ASEAN trở thành một khu vực đầu tư đơn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến những quy định đầu tư được đơn giản hóa thông qua sự minh bạch các quy tắc, thủ tục cũng như các chính sách điều hành về đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam cũng như Việt Nam tham gia đầu tư vào ASEAN. Và quan trọng hơn nữa là nguồn vốn đầu tư trực tiếp ASEAN đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, AEC, TPP, v.v.. đã khẳng định chính sách mở cửa, cải cách môi trường đầu tư theo hướng minh bạch và bình đẳng. Các quốc gia thành viên ASEAN đã cam kết hướng tới một môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường các dòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào khu vực, góp phần hướng tới sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư thuận lợi trong khu vực là khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN, được xây dựng trên cơ sở thực hiện tự do hóa và bảo hộ đầu tư. Thông qua các Hiệp định Đầu tư như Hiệp định về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA, năm 1998); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (ASEAN-IGA, năm 1987). Hiện nay, khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN được thực hiện theo Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (AICA, năm 2009 và có hiệu lực từ năm 2012), và đáng chú ý là Hiệp định này với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN. ACIA tạo ra cơ chế đầu tư cởi mở và tự do trong ASEAN hướng tới mục tiêu hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN. Từ đó, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư trong nội khối ASEAN nói chung và đầu tư của ASEAN vào Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết nhằm đánh giá đúng tình hình thu hút vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam hiện nay và phân tích những nguyên nhân đạt được thành tựu đó. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu: Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo của các Bộ, ngành và các trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành có liên quan Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ASEAN và thế giới vào Việt Nam được thu thập từ cơ quan thống kê ASEAN, Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu được thu thập từ Tổng cục Thống kê; Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư được thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích, đánh giá. 304 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) quy định: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo Luật này. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (1993): FDI được định nghĩa là “loại hình đầu tư quốc tế trong đó một chủ thể kinh tế thuộc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM TS. Trần Văn Hùng Phân hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam TS. Lê Thị Mai Hương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Dựa vào nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban, ngành và dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài nói chung, bài viết nhằm đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua ASEAN luôn là quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về cả vốn đăng ký, vốn thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư đa dạng, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của khu vực. Bên cạnh đó, bài viết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc thu hút vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Từ khóa: ASEAN, tình hình, thu hút, vốn đầu tư trực tiếp Abstract Based on secondary data sources collected from sectoral agencies and based on performance evaluation criteria to attract foreign direct investment in general and articles to assess the actual situation of attracting direct investment ASEAN into Vietnam. Research results show that ASEAN has always been a leading country in foreign direct investment in Vietnam in both registered capital, implementation capital and diversified investment capital structure in recent years, but the results are not commensurate with the inherent potential of the region. Besides, the article stated some reasons leading to the attraction of FDI from ASEAN into Vietnam not commensurate with the inherent potential. Keywords: ASEAN, situation, attraction, direct investment 1. GIỚI THIỆU Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của cộng đồng ASEAN vào năm 1995 và khi Việt Nam cam kết thực hiện AFTA (từ ngày 1/1/1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của ASEAN nói riêng đã đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết bởi các Bộ trưởngASEAN vào ngày 7 tháng 10 năm 1998 303 tại Manila. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã tạo nên một bước ngoặt trong tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về vai trò của đầu tư khu vực, nhất là trong việc biến ASEAN trở thành một khu vực đầu tư đơn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến những quy định đầu tư được đơn giản hóa thông qua sự minh bạch các quy tắc, thủ tục cũng như các chính sách điều hành về đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam cũng như Việt Nam tham gia đầu tư vào ASEAN. Và quan trọng hơn nữa là nguồn vốn đầu tư trực tiếp ASEAN đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, AEC, TPP, v.v.. đã khẳng định chính sách mở cửa, cải cách môi trường đầu tư theo hướng minh bạch và bình đẳng. Các quốc gia thành viên ASEAN đã cam kết hướng tới một môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường các dòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào khu vực, góp phần hướng tới sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư thuận lợi trong khu vực là khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN, được xây dựng trên cơ sở thực hiện tự do hóa và bảo hộ đầu tư. Thông qua các Hiệp định Đầu tư như Hiệp định về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA, năm 1998); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (ASEAN-IGA, năm 1987). Hiện nay, khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN được thực hiện theo Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (AICA, năm 2009 và có hiệu lực từ năm 2012), và đáng chú ý là Hiệp định này với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN. ACIA tạo ra cơ chế đầu tư cởi mở và tự do trong ASEAN hướng tới mục tiêu hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN. Từ đó, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư trong nội khối ASEAN nói chung và đầu tư của ASEAN vào Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết nhằm đánh giá đúng tình hình thu hút vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam hiện nay và phân tích những nguyên nhân đạt được thành tựu đó. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu: Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo của các Bộ, ngành và các trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành có liên quan Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ASEAN và thế giới vào Việt Nam được thu thập từ cơ quan thống kê ASEAN, Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu được thu thập từ Tổng cục Thống kê; Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư được thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích, đánh giá. 304 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) quy định: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo Luật này. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (1993): FDI được định nghĩa là “loại hình đầu tư quốc tế trong đó một chủ thể kinh tế thuộc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính sách thu hút FDI Chính sách phát triển nguồn nhân lực Cơ cấu FDI Doanh nghiệp FDITài liệu có liên quan:
-
13 trang 196 0 0
-
3 trang 188 0 0
-
5 trang 168 0 0
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 164 0 0 -
32 trang 153 0 0
-
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 135 0 0 -
1032 trang 132 0 0
-
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 128 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 121 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 115 0 0