Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tính kháng kháng sinh ở mức độ phân tử của Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 576.99 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Nghiên cứu tính kháng kháng sinh ở mức độ phân tử của Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các đặc điểm phân tử liên quan đến cơ chế kháng kháng sinh của Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm. Xác định và phân tích mối quan hệ giữa các nhóm gen kháng với sự hiện diện của integron, các vùng gen cassette, các plasmid không tương hợp đối với Salmonella spp. có kiểu hình đa kháng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tính kháng kháng sinh ở mức độ phân tử của Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM TRƯƠNG HUỲNH ANH VŨ NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH Ở MỨC ĐỘ PHÂN TỬ CỦA SALMONELLA SPP. PHÂN LẬP TỪ THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mã số ngành: 9.42.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM  TRƯƠNG HUỲNH ANH VŨ NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH Ở MỨC ĐỘ PHÂN TỬ CỦA SALMONELLA SPP. PHÂN LẬP TỪ THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Mã số: 9.42.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM DỊCH VỤ PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hoàng Khuê Tú Phản biện 1: PGS. TS. Phan Thị Phượng Trang Phản biện 2: TS. Hoàng Hoài Phương Phản biện 3: TS. Đinh Xuân Phát Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở họp tại: Phòng 307, Khu Thiên Lý, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi 8 giờ 00 phút, ngày 22 tháng 12 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU Ngày nay, kháng sinh không chỉ dùng để điều trị bệnh cho người mà còn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp với mục đích phòng, trị bệnh cho vật nuôi, thủy hải sản, thậm chí còn được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng. Điều này đã làm xuất hiện và gia tăng khả năng kháng kháng sinh của các vi sinh vật, tác động tiêu cực đến tính bền vững chuỗi sản xuất lương thực, nông nghiệp, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Kháng kháng sinh được dự đoán sẽ là nguyên nhân của khoảng 10 triệu trường hợp tử vong hàng năm vào năm 2050 và gây thiệt hại trên 100 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới (O’neill và ctv, 2016). Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 93,8 triệu ca nhiễm, 155.000 ca tử vong, nguyên nhân chính của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn trong những năm qua liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Nguồn nhiễm Salmonella vào thực phẩm chủ yếu từ nguyên liệu hoặc do quá trình chế biến, đóng gói và bảo quản. Cho đến nay, hơn 2.500 kiểu huyết thanh Salmonella đã được xác định và hơn một nửa trong số đó thuộc về Salmonella enterica subsp. enterica. Bên cạnh đó, thực trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Gram âm, đang là mối nguy lớn đối với sức khoẻ cộng đồng. Sự xuất hiện và gia tăng Salmonella đa kháng với nhiều loại kháng sinh, bao gồm cả những loại kháng sinh quan trọng được sử dụng trong lâm sàng như ceftriaxone và ciprofloxacin đang có tác động lớn đến hiệu quả điều trị và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao (Shu và ctv, 2015; Divek và ctv, 2018). Tại Việt Nam hệ thống giám sát vi khuẩn Salmonella kháng kháng sinh trong thực phẩm chưa được thiết lập hoặc có nhưng chưa mang tính liên tục; các chương trình, kế hoạch, hoạt động trong những năm gần đây cho biết Salmonella kháng kháng sinh thường tập trung từ nguồn bệnh phẩm còn từ thực phẩm thì chưa có nhiều báo cáo đầy đủ, toàn diện, đặc biệt tình trạng đa 1 kháng của Salmonella. Hơn nữa, các nghiên cứu về sự hiện diện của gen kháng cũng như khả năng đa kháng kháng sinh có liên quan đến các yếu tố di truyền di động như plasmid, tranposon và integron của Salmonella phân lập từ nguồn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế. Chính vì sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn đã nêu ở trên chúng tôi chọn và tiến hành thực hiện “Nghiên cứu tính kháng kháng sinh ở mức độ phân tử của Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với hai mục tiêu cụ thể sau: 1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm, xác định mức độ nhạy với kháng sinh của Salmonella spp. phân lập từ các nhóm thực phẩm khác nhau tại các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nghiên cứu các đặc điểm phân tử liên quan đến cơ chế kháng kháng sinh của Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm. Xác định và phân tích mối quan hệ giữa các nhóm gen kháng với sự hiện diện của integron, các vùng gen cassette, các plasmid không tương hợp đối với Salmonella spp. có kiểu hình đa kháng. Đóng góp mới của luận án Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của Salmonella spp. trong thực phẩm (thịt, thủy hải sản, rau củ quả, trứng) tại thành phố Hồ Chí Minh. Xác định đặc điểm của các gen và yếu tố liên quan tính kháng kháng sinh (nhóm integron, kiểu plasmid không tương hợp) của các serovar Salmonella spp. phân lậ ...

Tài liệu có liên quan: