Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý bằng pháp luật về văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học tại thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học "Quản lý bằng pháp luật về văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học tại thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Nhận diện những kết quả, hạn chế, bất cập của quản lý bằng pháp luật về văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý bằng pháp luật về văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học tại thành phố Hà Nội VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN THỊ DƯƠNG HUYỀN QUẢN LÝ BẰNG PHÁP LUẬT VỀ VĂN BẰNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN MINH ĐỨC 2. TS. PHAN THANH HÀ Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn Phản biện 2: PGS.TS. Trương Hồ Hải Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Quang Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, văn bằng nói chung và văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học luôn có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong xã hội Việt Nam. Nếu không có bằng cấp thì sẽ không có công cụ để làm “thước đo trình độ” của một con người để mọi người, các nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó mà đánh giá. Chỉ khi có bằng cấp tốt thì cơ hội được tuyển dụng mới cao. Mặc dù vẫn có những sự khẳng định rằng là xã hội coi trọng năng lực. Tuy nhiên, đây chỉ là một bộ phận hết sức nhỏ trong thế giới rộng lớn này. Bằng cấp không phải là thứ để đánh giá về năng lực của một con người nhưng nó lại là điều kiện quan trọng nhất, là chìa khoá để một cá nhân có được thành công. Trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học đang được triển khai mạnh mẽ thì vai trò của quản lý bằng pháp luật về văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng. Việc quản lý này sẽ góp nâng cao được chất lượng đào tạo, từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Nhà nước đã có những chiến lược phát triển và tầm nhìn lâu dài để phát triển một hệ thống giáo dục đại học thực sự trở thành cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội. Sự thay đổi này thể hiện từ trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tại Điều 36, Hiến pháp năm 1992 quy định 'Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng'. Luật Giáo dục ban hành năm 2005 đã đề cập đến ở Điều 14 về việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2012 có ghi trong Điều 32 về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học: “cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học”. Thông qua đó, vấn đề tự chủ được hiểu có thể ở cấp độ giữa cơ sở giáo dục đại học với nhà nước, và cấp độ giữa cơ sở giáo dục đại học với các bộ phận trong nhà trường. Từ những căn cứ pháp lý trên, vấn đề quản lý văn bằng (QLvăn bằng) trong các cơ sở giáo dục đại học được giao toàn quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Cũng trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2012 như Thông tư 21/2019/TT-BGiáo dục và Đào tạo ngày 29/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư số 27/2019/TT-BGiáo dục và Đào tạo, ngày 30 tháng 12 năm 2019, quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học và các công văn về việc tập huấn công tác QLvăn bằng cho các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện quyền tự chủ trong QLvăn bằng. Khi cơ chế tự chủ được các cơ sở giáo dục đại học được tích cực triển khai thì lại bộc lộ một số mặt trái, trong đó có một số biểu hiện của các cơ sở giáo dục đại học đó là coi nhẹ chất lượng đào tạo vì chạy theo quy mô đào tạo. Tại các cơ sở giáo dục đào tạo cũng 1 đã cố tình vi phạm pháp luật để tìm cách thu hút người học để thu lợi bất chính, dẫn đến hiện tượng học giả nhưng bằng thật. Vì vậy, giá trị của văn bằng đã không còn nguyên vẹn. Đồng thời, ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: