Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 850.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ hai phương diện: xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN) trong hai phạm vi tương tác của trẻ là gia đình và xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LƯU THỊ LAN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM(QUA BỘ TRUYỆN TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI) Tóm tắt luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 9220102 HẢI PHÒNG - 2024Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Hải PhòngNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2. PGS. TS. Nguyễn Thị HiênPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấpTrường họp tại Trường Đại học Hải Phòng vào hồi ..... giờ....phút....ngày .... tháng.... năm ....Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Viêt Nam, Thư viện TrườngĐại học Hải Phòng. 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.Đối với trẻ em, ngôn ngữ gắn liền với sự trưởng thành và phát triển toàndiện của trẻ em. Ở một phương diện khác, với chức năng phản ánh xã hội,ngôn ngữ của trẻ em phản ánh đời sống của trẻ gắn với tâm-sinh lí, cáchtư duy, cách “hành động xã hội bằng ngôn ngữ” của lứa tuổi này, theo đó,ngôn ngữ của trẻ em có những đặc điểm riêng. 1.2. Như đã biết, cùng với giới, nghề nghiệp, vùng miền, tôn giáo,...tuổi là một nhân tố tạo nên sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngônngữ. Đây chính là một hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội:phương ngữ xã hội, tức là, ngôn ngữ của các nhóm xã hội cũng là mốiquan hệ giữa ngôn ngữ với nhóm xã hội. Coi trẻ em là một cộng đồnggiao tiếp, theo đó, ngôn ngữ của trẻ em làm nên sự riêng khác trongtương tác giao tiếp của trẻ trong xã hội 1.3. Trong các tác phẩm văn học, vai trò của ngôn ngữ dùng để khắchọa nhân vật; truyền tải tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm và mang lạinhững giá trị văn học, giá trị giáo dục,…Nhân vật trẻ em trong tácphẩm được khắc họa bằng ngôn ngữ; thông qua ngôn ngữ thể hiện đặcđiểm, cá tính và con người của trẻ; trong đó có ngôn ngữ để nói về trẻem, ngôn ngữ dùng để giao tiếp với trẻ em và ngôn ngữ mà trẻ em dùngđể giao tiếp. Truyện ngắn viết cho trẻ em là một trong những mảng đề tài quan trọnggóp phần giáo dục và hình thành nhân cách ở trẻ. Thông qua ngôn ngữ,nhân vật được sáng tỏ dưới góc nhìn đa chiều – nhân vật tự bộc lộ và nhânvật được bộc lộ thông qua tương tác. Vì vậy, việc tìm hiểu sâu về ngônngữ nhân vật trẻ em là việc làm cần thiết không chỉ khẳng định các giá trịvăn học và xã hội của truyện ngắn viết cho trẻ em mà còn góp phần làmrõ đặc trưng ngôn ngữ của trẻ trong giao tiếp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểmngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay ViệtNam dành cho thiếu nhi)” làm đề tài luận án.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ hai phươngdiện: xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN) trong hai phạm vitương tác của trẻ là gia đình và xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ họcxã hội (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành chothiếu nhi). Thông qua đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếpngôn ngữ nói chung, giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội nói riêngvà khẳng định mối quan hệ liên ngành khi nghiên cứu tác phẩm vănhọc từ góc độ ngôn ngữ. 22.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Xây dựng cơ sở lý luận làm cơ sở nghiên cứu của đề tài; 2) Nghiêncứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình trên các phươngdiện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và hành động ngôn ngữ(HĐNN); 3) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếpngoài xã hội trên các phương diện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hôvà HĐNN; 4) So sánh đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp giađình và giao tiếp ngoài xã hội nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệttrong giao tiếp.3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em baogồm: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và HĐNN trong tương tácgiao tiếp (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dànhcho thiếu nhi).3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trẻ emViệt Nam (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành chothiếu nhi). Tư liệu nghiên cứu: Luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các tácphẩm văn học Việt Nam tiêu biểu dành cho thiếu nhi qua các thời kỳ,cụ thể là bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành chothiếu nhi” gồm 5 quyển, Nxb Trẻ. Tuyển tập có 131 truyện ngắn của93 nhà văn thuộc nhiều thế hệ viết cho thiếu nhi trên cả nước, như:Quang Dũng Võ Quảng, Nguyễn Nhật Ánh, Lâm Thị Mỹ Dạ, HồDzếnh, Phan Thị Thanh Nhàn,...4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng như: miêu tả, phân tích diễn ngôn, phântích hội thoại và nghiên cứu liên ngành. Các thủ pháp nghiên cứu như:thống kê - phân loại; so sánh.5. Đóng góp của luận án5.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần làm rõ vấn đề về giao tiếp tiếng Việt nói chung và giaotiếp của trẻ em dưới góc độ tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội dựavào đặc điểm ngôn ngữ trong tương tác giao tiếp của trẻ em; góp phầnnghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trẻ em – hướng nghiên cứu liênngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần vào việc nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động củacác nhân tố giao tiếp. Từ việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ emtrong tương tác giao tiếp để thấy được đặc trưng cũng như sự biến đổi 3trong văn hoá ứng xử - ngôn ...

Tài liệu có liên quan: