
Trà đạo trong văn hóa đời sống người Nhật
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trà đạo trong văn hóa đời sống người Nhật TRÀ ĐẠO TRONG VĂN HÓA ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT Nguyễn Thị Minh Diệu*, Đào Hoàng Minh Hiền, Hồ Thị Thanh Hà, Vương Nguyễn Thiên Phúc, Nguyễn Nhất Khả Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phong NhãTÓM TẮTNhắc đến việc uống trà, người ta nghĩ ngay đến nét đặc trưng của các nước Á Đông như như Nhật Bản,Trung Quốc, Việt Nam,… Nhưng việc uống trà được nâng tầm lên thành việc thưởng trà, thành “đạo” thìkhông đâu khác, đó chính là Nhật Bản.Trà đạo (茶道) hay còn gọi là “ lối uống trà” trong văn hoá Nhật Bản có gì đặc biệt và trà đạo đã ảnhhưởng đến đời sống người Nhật và trở thành nét đặc trưng riêng biệt trong văn hóa đời sống người NhậtBản. Bài viết nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn việc trà đạo là gì? Và những ảnh hưởng của trà đạo tác độngđến đời sống người Nhật.Từ khóa: trà đạo, văn hóa trà đạo, trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật uống trà1. MỞ ĐẦUTrong cuộc sống hiện nay, mọi thứ xung quanh chúng ta đều diễn ra một cách vội vã, xô bồ. Mọi ngườiai ai cũng tất bật chạy theo những giá trị vật chất, để chăm lo cho đời sống thường ngày. Nhưng có lẽmọi người cũng quên mất rằng việc chăm sóc cho tâm hồn bằng những giá trị tinh thần cũng vô cùngquan trọng.Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châuthổ sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía Bắc. Lê Quý Đôn trong sách Vân Đài loại ngữ (1773)có ghi: “Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh ThanhHóa, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấunước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hươngthơm tự nhiên...”.Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sôngĐà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, quaLai Châu đến tận Ipang, vùng Vân Nam, nơi có những cây chè đại cổ thụ. Hàng ngày những đoàn thồlớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng trĩu chè khi về. Tuy nhiên chỉ có ở Nhật Bảnmới có những triết thuyết đưa vào đời sống từ góc nhìn thiền định thông qua việc thẩm trà và uống trà.2. CON ĐƯỜNG TRÀ ĐẠO TỪ ĐỜI SỐNG ĐẾN TÂM LINH2.1 Lịch sử trà Nhật 2474Trong thời kỳ Nara (710 - 794), ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa bao gồm việc du nhập trà cùng với sựthiền định trong Phật giáo. Đầu thời kỳ Kumakura (1185 - 1333),nhà sư Nhật Bản Eisai (1141 - 1215) sau khi nghiên cứu Phật giáo ở Trung Hoa đã trở về mang theo nghithức uống trà trong các chùa Phật ở Trung Hoa dưới thời nhà Tống (960 - 1279). Eisai cũng mang về tràgiống từ một loại cây là xuất xứ của phần lớn các loại trà trồng ở Nhật Bản ngày nay. Mặc dù trà trồngđược ở Nhật Bản nhưng người ta cho rằng chất lượng không bằng những nơi khác, và loại trà từ giốngtrà của Eisai còn gọi là “trà thiệt” (honcha).Nguồn gốc của Trà đạo Nhật Bản gắn với Zen (Thiền) và khiuống phải ngồi nghiêm kiểu Thiền.2.2 Các phương thức trà đạo Nhật BảnKhông gian trà (trà thất - 茶室 chashitsu) được phát triển theo phong cách Sukiya khai sinh bởi bậcthầy nổi tiếng về trà – trà sư Sen no Rikyu. Bị ấn tượng sâu sắc qua sự chiêm nghiệm của các nghi lễ tràdo các nhà sư Thiền thực hành, Rikyu tìm cách tái tạo bầu không khí đó trong các buổi tiệc trà của bảnthân. Trong văn hóa truyền thống của Nhật, chashitsu là một không gian kiến trúc (cấu trúc nhà độc lậphoặc một phòng riêng) được thiết kế dành riêng cho các buổi gặp gỡ theo nghi thức của trà đạo (chanoyu).Một trà thất tiêu biểu thường được xây dựng độc lập, ẩn khuất trong một khu vườn yên tĩnh và hội tụ đủ4 yếu tố quan trong trà đạo: hòa, kính, tinh, mịch.Hòa: sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa những con người cùng thưởng thức trà trong tràthấtKính: sự kính trọng của con người với con người và với mẹ thiên nhiênTinh: sự thanh thản trong tâm hồn của người pha trà và người thưởng tràMịch: không gian tĩnh mịch, thanh bình, lánh xa thế sự, chỉ tập trung vào ly tràTrà thất thường có 2 gian: gian chính và gian phụ. Gian chính là nơi chủ nhà tiếp khách và phục vụ trà.Gian phụ hay mizuya là nơi chuẩn bị đồ ngọt và chứa các dụng cụ. Gian chính được thiết kế và bày biệntối giản giúp người thưởng trà không bị xao nhãng.Trước đây, trà đạo thường được thưởng thức trong các phòng xây dựng theo phong cách kiến trúc Shoinkiểu kiến trúc tiêu biểu cho các Samurai và các bậc đế vương. Dưới dòng chảy của lịch sử và chiến tranh,rất nhiều các thiền sư, samurai hay các thương gia bắt đầu thực hành trà đạo với tâm thế tìm kiếm sự đơngiản và bình yên. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm niệm về thẩm mỹ của Rikyu đã khiến cho cáckiến trúc Sukiya do ông sáng tạo trở nên phổ biến và phát triển đến ngày nay. 2475 (Tên hình, Nguồn dẫn: Theo tạp chí Time năm 2012)Dụng cụ pha trà (gồm 19 loại):Chaire / 茶 入; Chakin / 茶巾; Chasen / 茶 筅; Chashaku / 茶 杓; Chawan / 茶碗; Fukusa / 袱 紗;Furo / 風 炉; Futaoki / 蓋 置; Hishaku / 柄 杓; Kama / 釜; Kaishi / 懐 紙; Kensui / 建 水; Kobukusa/ 古 帛 紗, hoặc Dashibukusa / 出 帛 紗; Mizusashi / 水 指; Natsume / 棗; Sensu / 扇子; Shifuku /仕 覆; Ro / 炉; Yakan / 薬 缶 .Cách thức thưởng trà: chúng ta sẽ thường thưởng thức trà với tinh thần “hòa, kính, thanh, tịnh”, cùng với2 quy tắc “Osakini” và “ Tránh mặt chính của chén trà quan trọng khi uống”2.3 Trà trong đời sống người Nhật BảnTrà đạo thực chất là sự ngưỡng vọng cái “Không” hoàn hảo, bởi nó là một nỗ lực thường xuyên nhằmtiến tới thực hiện được một cái gì có thể trong thế thái nhân sinh đầy rẫy những điều không có thể. Triếtlý Trà không chỉ là một chủ nghĩa thẩm mỹ giản đơn như nhận thức t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Văn hóa trà đạo Văn hóa đời sống người Nhật Trà đạo Nhật Bản Nghệ thuật uống trà Văn hóa Nhật BảnTài liệu có liên quan:
-
6 trang 919 0 0
-
6 trang 716 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 530 9 0 -
6 trang 494 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 486 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 440 12 0 -
7 trang 367 2 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 354 2 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 324 1 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 277 0 0 -
Biểu tượng hoa trong thơ haiku của Matsuo Basho và Yosa Buson
10 trang 266 0 0 -
6 trang 251 4 0
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 234 0 0 -
Sự khác nhau của mỗi vùng miền chứa đựng trong món Ozoni truyền thống ngày tết Nhật Bản
6 trang 231 0 0 -
7 trang 222 0 0
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ bộ phận lễ tân của Khách sạn Caravelle Saigon
5 trang 212 3 0 -
Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình rang trong quy trình sản xuất trà Cascara
5 trang 211 1 0 -
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Highlands Coffee
4 trang 194 0 0 -
8 trang 190 0 0
-
6 trang 181 2 0