
Trí tuệ cảm xúc của tăng ni sinh: Nghiên cứu ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trí tuệ cảm xúc của tăng ni sinh: Nghiên cứu ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(20), 53-58 ISSN: 2354-0753 TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA TĂNG NI SINH: NGHIÊN CỨU Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ Nghiên cứu sinh Khoá 42, ngành Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trương Kiếm Email: thichnguyenhanh1990@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 04/8/2024 Emotional intelligence is a form of general competency that plays an Accepted: 09/9/2024 important role in the life and activities of each individual. It is one of the topics Published: 20/10/2024 of interest among scientists with abundant research on many different subjects and professions in recent decades. Yet there is still no research work that Keywords exploits the assessment of Monk and Nun students’ emotional intelligence, Emotional intelligence, monk which is helpful in easing their psychological struggle in life. This article and nun students, presents the current status of emotional intelligence among the monk and nun Vietnamese Buddhist students of the Vietnam Buddhist Institute in Hue. The results showed that Institute their emotional intelligence was above average. Among the components of emotional intelligence, “Happiness” and “Emotional self-control” were rated highest, followed by “Sociability” and “Emotional understanding” as the lowest. These findings are the basis for proposing socio-psychological measures to develop emotional intelligence for monk and nun students.1. Mở đầu Trí tuệ cảm xúc (TTCX) là một dạng năng lực tổng hợp, có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗicá nhân. Nó không chỉ là yếu tố đảm bảo hiệu quả của hành động mà còn là yếu tố hướng đạo, dẫn đường cho hànhđộng, đặc biệt trong những tình huống cấp bách hay bất ngờ. Ngoài ra, TTCX còn là yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm mộthành động. Người có năng lực TTCX sẽ có nhiều cơ hội và khả năng thành công trong cuộc sống và công việc. Cácnghiên cứu gần đây cho thấy, những người có TTCX cao thường hiểu rõ cảm xúc bản thân và có khả năng thấu hiểucảm xúc của người khác. Họ thường được cho là những người niềm nở, khả năng phục hồi tốt và khá lạc quan (Goleman,1995). Các kết quả từ các nghiên cứu trước trên đối tượng người trưởng thành cho thấy, TTCX cao có thể dự đoán nguycơ ít bị trầm cảm (Balluerka et al., 2013; Doyle et al., 2021), lo âu (Anwar & Warraich, 2020). Tuy nhiên, để có thể địnhlượng TTCX mức độ nào và làm thế nào để phát triển TTCX của cá nhân thì lại không hề đơn giản. Chính vì thế, nghiêncứu về TTCX vừa là yêu cầu khách quan về mặt học thuật vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc. Trong những năm qua, vấn đề TTCX đã được quan tâm nghiên cứu nhiều ở các đối tượng và ngành nghề khácnhau như: TTCX của GV, sinh viên (SV), HS, các nhà quản lí xã hội… Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trìnhnào nghiên cứu, đánh giá về TTCX của tăng ni sinh (TNS) ở Học viện Phật giáo - một chủ thể có vai trò quan trọngtrong việc giúp đỡ các Phật tử giảm bớt những khó khăn tâm lí trong cuộc sống. TNS là những người xuất gia tu học,sau này sẽ trụ trì ở các chùa và thực hiện các công việc về giáo lí, hướng con người tới điều thiện, góp phần địnhhướng cho cuộc sống gia đình Phật tử tốt hơn và qua đó góp phần làm cho xã hội an yên, yêu thương và hướng thiệnnhiều hơn, do vậy ngay từ khi còn đang tham gia tu học ở trong Học viện Phật giáo, họ cần được rèn luyện để nângcao TTCX. Tiếp nối dòng chảy ấy, Phật giáo Huế cũng chung sức trong việc mang tới sự hạnh phúc cho cuộc đời.Bài báo phân tích mức độ TTCX của TNS Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, là cơ sở để Học viện có những địnhhướng bồi dưỡng, rèn luyện TTCX cho đội ngũ TNS để họ thực hiện tốt hơn trọng trách của mình.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Khái niệm “trí tuệ cảm xúc” Hiện có nhiều quan điểm và TTCX. Theo tác giả Bar-On (1997), TTCX là sự kết hợp của năng lực, kĩ năng và“yếu tố hỗ trợ” góp phần vào cách mọi người thể hiện bản thân, phản ứng với những thách thức trong môi trườngcủa họ và kết nối với những người khác. Salovey và cộng sự (1995) định nghĩa: TTCX chính là năng lực điều khiểncảm xúc và cảm nhận của bản thân và người khác, phân biệt chúng và sử dụng thông tin này để hướng dẫn tư duy vàbản thân. Với Goleman (2011), làm thế nào để những cảm xúc của mình thành trí tuệ; khi đánh giá cảm xúc phải gắnvới hành vi, đã định nghĩa: cảm xúc vừa là một tình cảm và các ý nghĩa, các trạng thái tâm lí và sinh học đặc biệt,vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra. Petrides và Furnham (2005), TTCX dựa trên tính cách là 53 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(20), 53-58 ISSN: 2354-0753một chùm những tri giác về bản thân trên nền tảng cảm xúc, nằm ở các cấp độ thấp hơn trong hệ thống thứ bậc củanhân cách. Theo nghĩa thông thường, nói đến TTCX dựa trên tính cách là nói đến sự tự tri giác về các năng lực cảmxúc. Định nghĩa về TTCX này chứa đựng xu hướng hành vi và các năng lực tự tri giác. Các tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về TTCX. Nhìn chung, các định nghĩa đều cho rằng TTCX cóliên quan đến việc nhận thức về cảm xúc của bản thân và của người khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cậnquan điểm về trí TTCX của Petrides và Furnham (2005), TTCX là một hệ thống những tri giác về bản thân trên n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trí tuệ cảm xúc Trí tuệ cảm xúc của ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế Tăng ni sinh Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Tạp chí Giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 247 4 0 -
5 trang 217 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 207 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 190 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 173 0 0 -
7 trang 142 0 0
-
6 trang 113 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 111 0 0 -
6 trang 107 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
6 trang 84 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 71 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 69 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
7 trang 62 1 0