Danh mục tài liệu

Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa việt

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 58.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ xưa đến nay, hai thái cực âm dương đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt. Nó không đơn thuần chỉ là quan niệm mà cao hơn còn là triết lý của người Á Đông. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của tư tưởng âm dương vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại. Điều dó minh chứng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả trên chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để hiểu thêm về triết lý âm dương trong văn hóa Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa việt Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa việt Từ xưa đến nay, hai thái cực âm dương đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt. Nó không đơn thuần chỉ là quan niệm mà cao hơn còn là triết lý của người Á Đông. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của tư tưởng âm dương vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại. Điều dó minh chứng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả trên chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa. Người ta nói đến yếu tố âm dương với nhiều bình diện ý nghĩa. Có khi nó là quan niệm trong tư duy, có khi là triết lý trong đời sống và cũng có khi là quy luật trong xã hội. Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì âm dương vẫn được coi là lối tư duy đẹp và giá trị. Nó luôn gắn liền với thực tế đời sống để thông qua đó mà khẳng định mình. Nhiều nhà nghiên cứu đã tốn không ít bút lực để giải mã triết lý âm dương. Vậy, âm dương là gì, nó từ đâu mà có…? Âm và dương vốn là hai trạng thái của những phần tử vật chất trong vũ trụ. Những phần tử này dưới sự thúc đẩy của lý cấu hiệp với nhau sinh ra ngũ hành, còn gọi là ngũ đế gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành chia ở bốn phương và trung tâm, trong đó: - Kim : ở phía Tây - Mộc : ở phía Đông - Thủy: ở phía Bắc - Hỏa : ở phía Nam - Thổ : ở trung tâm Giữa vạn vật luôn có sự tranh chấp và tương đối, nghĩa là có sự chống chọi nhau cứ hai, bốn hoặc hơn nữa tương đối với nhau, từ đó tạo nên hai trạng thái âm và dương đối chọi nhau. Âm là Cái, là tĩnh, là chưa hoàn bị. Dương là Đực, là động, là hoàn bị. Chẳng hạn: Mặt trăng và mặt trời, đêm và ngày, ác và thiện, thể xác và linh hồn..v.v. Theo nhiều tài liệu, vua Phục Hy (2852 – 2737 TCN) là người tìm ra nguyên tắc tương đối âm và dương. Một đêm, nhà vua mơ thấy con ngựa Rồng lội trên sông Hoàng Hà mang trên lưng một Hà Đồ gồm những chấm đen và chấm trắng sắp cân nhau thành hai hình lưỡng nghi: Đen là âm và trắng là dương. Những hình đó trà trộn với nhau thành bốn hình mới, gọi là Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái lại sinh ra 64 Trùng Quái, sau đó lại sinh ra 4096 hình kép khác, mỗi hình gồm 12 điểm và như thế các hình và các điểm được nhân lên vô tận. Phục Hy thay những điểm đen bằng một vạch cắt đôi tương ứng với hai vạch ngắn - - ký hiệu cho âm và một vạch dài, liền vào điểm trắng – ký hiệu cho dương. Tất cả những hình thức này đều được trình bày và cắt nghĩa trong bộ Kinh Dịch. Ngày xưa cũng như ngày nay, thuyết tương đối âm dương vẫn gắn bó mật thiết và sâu sắc với văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nó được biểu hiện cụ thể, chân phương từ nhiều góc độ trong đời sống. Thứ nhất, âm dương là bản chất của giới tự nhiên. Trong đời sống, dân tộc nào cũng va chạm với các cặp đối lập “đực – cái”, “nóng – lạnh”, “cao – thấp”…Với người nông dân, họ chú trọng sự sinh sôi, nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất – Trời. Như vậy, Đất được đồng nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha. Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và “Đất – Trời”chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương. Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên. Từ cặp “Lạnh – Nóng” có thể suy ra: Về thời tiết thì mùa đông lạnh thuộc âm, mùa hè nóng thuộc dương. Về phương hướng, phương Bắc lạnh thuộc âm, phương Nam nóng thuộc dương. Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương. Hay là, đêm thì tối nên màu đêm thuộc âm, ngày thì đỏ nên màu đỏ thuộc dương. Cái hay, cái đẹp của triết lý âm dương nằm ở quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Nó còn được phản ánh qua quy luật quan hệ: Âm dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Hai quy luật này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá, nhìn nhận và khám phá giới tự nhiên từ góc độ bản chất. Thứ hai, những biểu hiện âm dương trong xã hội xưa và nay: Về mặt tư duy, dân gian vẫn nhận thức theo kiểu: “Chim sa, cá nhảy chớ mừng; nhện sa, xà đón xin đừng có lo”. Đây là cách diễn đạt quy luật “trong âm có dương” và “trong âm có dương”. Ngày xưa, ông cha ta còn hình thành lối tư duy teo quan hệ nhân quả, chẳng hạn: “Sướng lắm khổ nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm dương chuyển hóa”. Ngày nay, lối tư duy âm dương này được người Việt vận dụng và kết hợp khéo léo trong đời sống văn hóa. Điều này được phản ánh qua triết lý sống quân bình: Coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dương trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên. Đặc trưng quân bình các yếu tố đời sống tạo ra khả năng thích nghi cao trước mọi biến cố, hoàn cảnh của dân tộc Việt từ ngàn đời. Về mặt đời sống, triết lý âm dương được biểu hiện khá rõ từ ba nhu cầu cơ bản nhất: Ăn, mặc và ở. Với nhu cầu ăn, người Việt nhấn mạnh tính cộng đồng, tính mực thước truyền thống. Trong đó, tính cộng đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính mực thước là biểu hiện của khuynh hư ...