Danh mục tài liệu

Trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh; Thực trạng tổ chức các trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và anninh tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội; Giải pháp tổ chức các trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và anninh tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÒ CHƠI QUÂN SỰ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh có vai trò to lớn trong việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập. Những năm qua, việc tổ chức trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã được thực hiện và mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định cần nhìn nhận và có những giải pháp phù hợp. Từ khóa: Giáo dục quốc phòng và an ninh, trò chơi quân sự, hứng thú, hiệu quả. Nhận bài ngày 23.8.2023; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 26.01.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền; Email: ntthien@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Chơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm lý và sinh lý tuổitrẻ (từ nhi đồng đến thiếu thanh, thanh niên). Những yêu cầu của môn học Giáo dục quốc phòngvà an ninh có tính hệ thống sẽ được sinh viên tiếp nhận, tự rèn luyện một cách thoải mái thôngqua hoạt động “chơi”. Trò chơi hóa môn Giáo dục quốc phòng và an ninh là một việc làm tích cựcgóp phần giúp tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Trò chơi quân sự có mục đích rèn luyện lòng yêu nước, giáo dục ý thức quốc phòng, rènluyện tinh thần và giác quan, rèn luyện sức khỏe dưới dạng vui chơi bằng các trò chơi nhỏ, tròchơi lớn và các trò chơi tổng hợp dưới hình thức “hội trại thi tài” (cuộc chơi mang tính tổng kếttừng đợt học hoặc từng học kỳ, năm học nhất định). Trò chơi quân sự làm cho sinh viên tự nguyệnrèn luyện một số kỹ năng quân sự, tính cách cá nhân, tạo lập nếp sống và tác phong quân sự, luônluôn sẵn sàng hành động. Hành động đó qua vui chơi mà thấm nhuần từ lòng yêu nước của truyềnthống lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kết hợpvới các bài học chính khóa nên hành động có tính toán, có ý thức, có hiệu quả. Phương pháp dạy học thông qua các trò chơi quân sự hỗ trợ cho chương trình môn học Giáodục quốc phòng và an ninh, phù hợp với tâm lý người học và có hiệu quả sâu sắc. Hoạt động tròchơi đối với thanh niên, sinh viên không chỉ là một cách giải trí, một cách thư giãn thần kinh saunhững giờ học căng thẳng mà còn là một nhu cầu của lứa tuổi đang ưa hoạt động, thích vui vẻ vàgiao tiếp, tiếp nhận sự hiểu biết kỹ năng qua hành động. Đó là biện pháp của tự bản thân thanhniên, sinh viên luôn luôn vươn tới sự hoàn thiện về hiểu biết, về tính cách để tự khẳng định mình.Đó thực chất là sự tự nguyện rèn luyện hết sức sinh động, không cảm thấy khó nhọc hay bị gò bó. Việc tổ chức các trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại cáctrường đại học, các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh những năm qua đã được thực hiệnvà đem lại những hiệu quả rất tích cực. Nhiều trường đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng đãTạp chí Khoa học - Số 80/Tháng 1 (2024) 85thực hiện truyền thông thông qua các hình ảnh, video clip về các trò chơi quân sự trong các đợtsinh viên học giáo dục quốc phòng và an ninh. Điều đó tạo ra sự tò mò, hứng thú của người xemvà thúc đẩy mong muốn trải nghiệm của thanh niên, sinh viên. Tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội,hoạt động dạy và học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo đúng chươngtrình của Bộ Giáo dục và đào tạo, cả nhà trường và giảng viên môn Giáo dục quốc phòng và anninh đều tích cực đổi mới để nâng cao hiệu quả dạy học, trong đó việc đưa các trò chơi quân sựvào quá trình dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cũng là một vấn đề quan trọng đượcquan tâm.2. NỘI DUNG2.1. Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức trò chơi quân sự trong dạy học môn Giáo dụcquốc phòng và an ninh Các trò chơi từ trò chơi nhỏ đến trò chơi lớn đều phải có chủ đề nhất định. Đó có thể là chủđề có ý nghĩa lịch sử, một sự tích anh hùng có ý nghĩa khơi dậy lòng yêu nước, ý thức bảo vệ Tổquốc. Chủ đề nên thiết thực, sát với nội dung bài học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, gây hứngthú, tò mò cho người chơi, tránh những chủ đề nghe “kêu” mà không thu hút được người chơi. Cónhững trò chơi ngắn không cần đặt tên và chủ đề. Hướng dẫn chơi là cả một nghệ thuật về tâm lý và thực hành sao cho vui, hấp dẫn người chơingay từ khi mới nêu chủ đề và luật chơi, không phức tạp, dễ tham gia. Khi chơi không gây căngthẳng mệt nhọc mà thấy bổ ích. Chơi đi chơi lại một kiểu trò chơi có vẻ cũ nhưng vẫn giữ đượctính hấp dẫn của nó vì chủ đề luôn mới. Người hướng dẫn chơi phải hiểu đối tượng, hiểu tình hìnhlà chơi trên địa điểm rộng hay hẹp, trong nhà hay ngoài trời, chơi lúc mưa hay lúc nắng, có thểchơi dài hay ngắn về thời gian, chơi xen kẽ trò chơi thể lực với trò chơi trí tuệ. Người hướng dẫnchơi phải rất nhạy cảm các vấn đề trên như một bản năng nghề nghiệp. Ngoài chương trình chơiđược định trước, có thể bất chợt cho chơi ngay khi yêu cầu cần thiết. Muốn làm được như vậy thìngười hướng dẫn chơi phải có “vốn” trò chơi phong phú, có khả năng sáng tạo ra trò chơi mớihoặc sáng tạo ra chủ đề chơi lôi cuốn được người chơi. Tạo không khi chơi vui, hấp dẫn, đan xen trong các tiết học hoặc trong giờ ngoại khóa, đôilúc chỉ cần thời gian 5-10 phút. Người hướng dẫn chơi không nhất thiết phải là giảng viên hay cánbộ chuyên trách mà có thể là chính sinh viên tự động nêu ra trò chơi và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: