Ưu điểm của mô hình là trồng rau trên đất không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hoá chất BVTV, vi sinh vật có hại. Người trồng cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc BVTV và công phun tưới. Các hộ dân sống ở đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ như đất bỏ trống, ban công, sân thượng để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn cho gia đình. 1/ Kỹ thuật trồng rau non (trồng đến thu hoạch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng rau sạch hộ gia đình Trồng rau sạch hộ gia đìnhƯu điểm của mô hình là trồng rau trên đất không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hoáchất BVTV, vi sinh vật có hại. Ng ười trồng cũng không phải thanh trùng nền đất nhưở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc BVTV và công phun tưới. Các hộ dânsống ở đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ nh ư đất bỏ trống, ban công, sânthượng để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn cho gia đình.1/ Kỹ thuật trồng rau non (trồng đến thu hoạch khoảng 15-20 ngày). Rau non cũnglà rau cao cấp, có nhiều ưu điểm gần tương tự như rau mầm.* Vật liệu và dụng cụ:- Hạt giống (cải bẹ xanh 2 gram, xà lách 2 gram, cải ngọt 2 gram, cải ngọt đuôi phụng 2gram, rau muống 20 gram/thùng xốp).- Thùng xốp 50 x 30 cm (loại thùng đựng trái cây).- Đất hữu cơ sinh học.- Xơ dừa.- Bình phun nước.- Thùng tưới.- Chế phẩm Trichoderma ngừa bệnh.- Giàn đặt các thùng xốp trồng rau.- Lưới mùng hoặc vải lắp các lỗ của thùng xốp.- Ni lông che mưa.- Lưới đen (lưới che hoa phong lan) che mát buổi trưa nắng mạnh.* Trình tự thao tác:- Chuẩn bị thùng: Lót lưới mùng hoặc vải vào đáy thùng xốp, tránh rơi giá thể ra ngoàikhi tưới nước.- Chuẩn bị giá thể: Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho vào thùng xốp, độcao giá thể khoảng 5 cm, dùng que gỗ làm bằng phẳng bề mặt giá thể.- Tưới: Dùng thùng vòi sen mịn và nước thật ẩm giá thể bằng nước sạch.- Chuẩn bị hạt: Ngâm hạt trong nước sạch từ 2-3 giờ, vớt hạt để ráo vài giờ.- Gieo hạt: Trộn hạt với cát hoặc xơ dừa, chia hạt ra 2-3 lần gieo, giúp gieo thật đều.- Giữ ẩm: Đậy giấy carton lên thùng xốp, có thể đặt trong mát vài ba ngày khi cây lênmầm đem ra ngoài trời.- Đặt cây nơi có ít nhất 5-7 giờ nắng trong ngày, trên giàn cao tránh gia súc phá hại.- Tưới nước bình quân 2-3 lần/ngày. Tuần đầu dùng bình phun, sau đó dùng thùng vòisen mịn. Tưới vừa đủ ẩm, tránh quá úng hay quá khô.- Tưới phân hữu cơ: Sau 10 ngày tưới phân hữu cơ sinh học như Rispla V, Rispla II, phâncá, xen kẽ 3-4 ngày/lần, tùy vào tình hình sinh trưởng của rau.- Ngừa bệnh héo cây con: Tưới Trichoderma nồng độ 3 phần nghìn vài lần kết hợp vớicác lần tưới phân thúc.- Sau khoảng 12-15 ngày có thể tỉa thưa để ăn dần (nhổ cả cây), khoảng 18-20 ngày thuhoạch toàn bộ, dùng kéo cắt bỏ rễ. Có thể thu hoạch rau non chừa lại khoảng 15cây/thùng, tiếp tục chăm sóc để thu tỉa lá chân ăn dần đến khi thu rau tr ưởng thành.Chú ý: Che mưa bằng ni lông và che lưới giảm bớt cường độ ánh sáng vài tiếng đồng hồvào giữa trưa vào những ngày nắng gắt.2/ Kỹ thuật trồng rau tr ưởng thành (trồng đến thu hoạch khoảng 35-40 ngày):* Vật liệu và dụng cụ:- Hạt giống (cải bẹ xanh 1 gram, xà lách 1 gram, cải ngọt 1 gram, cải ngọt đuôi phụng 1gram, rau muống 10 gram/thùng xốp).- Thùng xốp 50 x 30 cm (loại thùng đựng trái cây).- Vỉ ươm cây con loại 66 lỗ.- Đất hữu cơ sinh học.- Xơ dừa.- Bình phun nước.- Thùng tưới.- Chế phẩm Trichoderma (n gừa bệnh).- Lưới mùng hoặc vải (lắp các lỗ của thùng xốp).- Ni lông che mưa.- Lưới đen (lưới che hoa phong lan).* Trình tự thao tác:- Chuẩn bị cây con.- Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho đầy các lỗ trong khay ươm.- Tưới nước sạch cho thật ẩm giá thể, dùng thùng vòi có gương sen mịn.- Dùng que như chiếc đũa xom lỗ sâu khoảng 1 cm.- Gieo hạt khô trong khay ươm (3-4 hạt/lỗ).- Cung cấp nước: Tuần đầu dùng bình phun, tuần sau dùng thùng vòi sen mịn, bình quântưới 2-3 lần/ngày.- Tỉa cây: Khi cây con được 10 ngày tỉa chừa 2 cây tốt nhất. Cây con khoảng 2 tuần tuổiđem trồng.- Trồng cây vào thùng xốp:+ Chuẩn bị thùng: Lót lưới mùng hoặc vải vào đáy thùng xốp, tránh rơi giá thể ra ngoàikhi tưới nước.+ Chuẩn bị giá thể: Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho vào thùng xốp, độcao giá thể khoảng 7-10 cm.+ Dùng thùng vòi sen mịn và nước sạch tưới thật ẩm giá thể.+ Trồng cây: Cấy cây con vào thùng xốp 15 bầu cây con (ngang 3 hàng x dài 5 hàng).* Chăm sóc:- Đặt cây nơi có ít nhất 5-7 giờ nắng trong ngày, trên giàn tránh gia súc phá hại.- Tưới nước bằng thùng vòi gương sen mịn bình quân 2 lần/ngày.- Tưới phân hữu cơ: Sau 10 ngày tưới phân hữu cơ sinh học như Rispla V, Rispla II, dinhdưỡng thủy canh, phân cá, xen kẽ 3-4 ngày/lần.- Ngừa bệnh héo cây con: T ưới Trichoderma nồng độ 3%o vài lần kết hợp với các lầntưới phân thúc.- Thu hoạch: Sau khoảng 15 ngày có thể thu tỉa lá chân ăn dần, khoảng 40 ngày sau khigieo thu rau trưởng thành.Chú ý: Che mưa bằng ni lông và che lưới giảm bớt cường độ ánh sáng vài tiếng đồng hồvào giữa trưa vào những ngày nắng gắt.3/ Kết quả thực hiện mô hình* Đối với rau non:Hầu hết các hộ thu hoạch rau theo nhu cầu của gia đình: Thu ở giai đoạn rau còn non,thời gian thu hoạch từ 15-20 ngày sau khi gieo. Sau khoảng 12-15 ngày có thể tỉa thưa đểăn dần (nhổ cả cây), khoảng 18-20 ngày thu hoạch toàn bộ. Tỉ lệ nảy mầm của giống đạt> 90%, năng suất rau ...
Trồng rau sạch hộ gia đình
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 148.46 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ thuật trồng trọt kỹ thuật trồng rau sạch trồng rau sạch hộ gia đình ưu điểm của trồng rau sach kiến thức nông nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá - ĐH Cần Thơ
69 trang 73 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 73 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 64 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 64 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 60 0 0 -
8 trang 56 0 0
-
4 trang 53 0 0
-
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 46 0 0 -
Những chất dinh dưỡng và chức năng của chúng đối với cây trồng
9 trang 44 0 0 -
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 43 0 0