Danh mục tài liệu

Truyền thống và đổi mới trong văn hóa Việt Nam

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.90 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát huy sức mạnh của nó trong quá trình đấu tranh anh dũng và gian khổ nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc, sự đe đoạ thường xuyên của thiên tai và địch họa đòi hỏi mọi người phải cùng nhau phát huy cao nhất sức mạnh vật chất và tinh thần. Bài viết chỉ ra vinh quang và thất bại trong văn hóa Việt Nam, việc hồi sinh và thử thách đối với nền văn hóa, đồng thời nêu lên tư duy và đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền thống và đổi mới trong văn hóa Việt Nam Xã hội học, số 3,4 - 1988 TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỔI MỚI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM VŨ KHIÊU Vinh quang và thất bại. Nền văn hóa mới Việt Nam đang được xây dựng trên một mảnh đất đã từng chứng kiền sự ra đời và phát triển của một nền văn hóa lâu đời mang bản sắc Việt Nam. Nền văn hóa này được hình thành và phát huy sức mạnh của nó trong quá trình đấu tranh anh dũng và gian khổ nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc, sự đe đoạ thường xuyên của thiên tai và địch họa đòi hỏi mọi người phải cùng nhau phát huy cao nhất sức mạnh vật chất và tinh thần. Việc cải tạo đồng bằng sông Hồng, nơi đầm lầy thường xuyên bị hạn hán và úng lụt, thành một vùng trù phú và văn minh là một sự nghiệp đầy sáng tạo. Cuộc đấu tranh tự vệ của cả dân tộc kẻo dài suốt mấy ngàn năm phát huy trí tuệ Việt Nam trong chiến lược, chiến thuật thể hiện qua các tác phẩm văn học và quân sự cách đây 10 thế kỷ. Nhu cầu gắn bó với nhau vi lợi ích chung đã sớm tạo ra trong lịch sử truyền thống đoàn kết và nhân đạo, thể hiện trong mọi sinh hoạt của gia đình và xã hội. Những đặc trưng cơ bản đó của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam không phải đã được hình thành trong sự khép kín của môi trường dân tộc. Phát triển giữa hai nền văn hóa của phương Đông: Ấn Độ và Trung Quốc, nền văn hóa Việt Nam đã biết tiếp thu có gạn lọc những thành tựu của cả hai nền văn hóa đó. Sức sồng của văn hóa Việt Nam thể hiện ở chỗ nó luôn luôn dân tộc hóa những nhân tố tiếp nhận từ bên ngoài và không bao giờ tự hoà tan trong bất cứ một nền văn hóa nào khác. Khi Khổng giáo được du nhập vào Việt Nam, thì nó đã được đổi dạng để phù hợp với nhu cầu chính. trị vả xã hội của bán địa. Trong Khổng giáo Trung Quốc, chữ “Nhân” là phạm trù trung tâm chi phối mọi quan hệ xã hội. Du nhập vào Nhật Bản, Khổng giáo lại lấy chữ “Trung” làm yếu cầu cao nhất về mặt đạo đức. Ở đây, mọi người phải trung thành tuyệt đối với Thiên hoàng và đối với cấp trên, theo những quy định hết sức nghiêm ngặt của chế độ gia trưởng. Ở Việt Nam, chữ “Nhân” vẫn là phạm trù trung tâm nhưng nội dung của nó đã đổi khác. “Nhân” ở Việt Nam truớc hết lòng thương người, là sự gắn bó với nhân dân. Chính vì thế mà trong bản Tuyên ngôn chiến thắng quân Mình cách đây hơn 500 năm (Bình Ngô đại cáo), Nguyễn Trãi đã tuyên bố “Nhân trước hết là sự đấu tranh để bảo vệ đờì sống an vui và hạnh phúc của nhân dân”( 1 ). Chữ “Trung” ở Việt Nam cũng khác. rất nhiều với chữ “Trung” ở Nhật Bản và cả chữ “Trung” ở Trung Quốc. Đồng chí Hồ Chí Minh nhấn mạnh Trung lá trung thành tuyệt đối với Tồ quốc. Dân tộc Việt Nam trong truyền thống lâu đời của mình cũng không hề coi Trung là sự hy sinh và phục tùng mù quáng đối với nhà vua. Ở Việt Nam, khi một người anh hùng đứng lên cứu nước thì toàn thể nhân dân chiến đấu dưới lá cờ của người ấy và sau chiến thắng ắt dựng người ấy lên làm vua. Còn đối với những ông vua ích kỷ tàn bạo thì nhân dân nhất định nổi dậy lật đổ ông ta và dựng lên ông vua khác. Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam thì nó cũng đã có những thay đổi nhất định để dần dần gia nhập vào nền văn hóa Việt Nam, trở thành một nhân tố của nền văn hóa ấy. Sống dưới 1 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3,4 - 1988 ách áp bức bóc lột tàn bạo của nước ngoài nhân dân Việt Nam hướng về chủ nghĩa nhân đạo, về tình yêu thương giữa người với người nên sớm có thiện cảm đã với một thứ ton giáo vốn thông cảm với nỗi đau khổ của nhân dân. Mặt tiêu cực của Phật giáo là ở chỗ nó thủ tiêu đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc nhưng khi vào Việt Nam, Phật giáo đã kết hợp nội dung nhân đạo của nó với tinh thần chiến đấu của toàn dân Việt Nam. Chính vì thế mà cách đây hơn 10 thề kỷ sau khi giành lại độc lập, nhiều người cầm đầu Phật giáo đã tích cực tham gia các việc chính trị, ngoại giao của nhà nước và những người theo đạo Phật vẫn tiếp nối truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và truyền thống anh hùng của dân tộc. Từ ngàn năm lịch sử, văn hóa Việt Nam với những đặc điểm nói trên đã góp phần làm ổn định trật tự chính trị và kinh tế, củng cố những quan hệ tình nghĩa trong gia đình và ngoài xã hội, tạo nên những “thuần phong mỹ tục” trong sinh hoạt hàng ngày. Từ ngàn năm lịch sử văn hóa Việt Nam đã tác động như một sức mạnh tinh thần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tồ quốc. Nhưng vì sao, đến thề kỷ 19 nền văn hóa ấy bỗng nhiên tỏ ra hoàn toàn bất lực khi nền văn minh công nghiệp phương Tây tràn sang phương Đông và chủ nghĩa đế quốc bắt đầu đi xâm chiếm các nước nông nghiệp lạc hậu? Trong khi Nhật Bản chuyển mạnh vào cuộc đổi mới vả tiếp thu mạnh mẽ những nhân tố tiến bộ của phương Tây thì Việt Nam vẫn tự mãn với nền văn hóa truyền thống của mình và từ chối mọi thành tựu văn hóa của thế giới. Vua Tự Đức của Việt Nam đã đi ngược chiều với người cùng thời của ông ta là vua Minh Trị của Nhật Bản. Trong 36 năm chịu trách nhiệm về vận mệnh của đất nước, ông vua bảo thủ Việt Nam đã dần dần ...