Danh mục

Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.26 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các vấn đề sau: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc lựa chọn điểm của du khách; đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch tại các điểm đến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông Doãn Văn Tân, Nguyễn Bình Phương Thảo, Phan Sỹ Thống Tóm tắt Phát triển du lịch là một trọng những trọng tâm mà tỉnh Đắk Nông đề ra, theo Nghị quyếtsố 82/NQ-CP 3của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc pháttriển du lịch hiệu quả, bền vững. Vì vậy các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và các điểm dulịch cần được đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm nắm bắt những cơ hội lớn, thu hút dukhách trong và ngoài nước; góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trên địa bàntoàn tỉnh. Vì thế việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của của dukhách để đề ra chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách. Chính vì thế, bài viết này sẽ trình bàycác vấn đề sau: (1) Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, (2) Vai trò của công nghệthông tin và truyền thông (ICT) trong việc lựa chọn điểm của du khách…, (3) đề xuất một sốgiải pháp nhằm thu hút khách du lịch tại các điểm đến. Keyword: điểm đến du lịch, marketing du lịch, Đắknông, Đặt vấn đề Sau đại dịch COVID 19 thì UNWTO đưa ra kết quả cho thấy du lịch quốc tế đạtkhoảng 80% đến 95% vào năm 2023. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc cũng như các thịtrường và điểm đến châu Á khác dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy du lịch cả trong khu vực và cácnơi khác trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2023 lượng khách quốctế đến Việt Nam ước đạt 1.217.421 lượt, tăng 17,2% so với 7/2023 và tăng 150,3% so với cùngkỳ năm 2022. Tính chung 8 tháng năm 2023 ước đạt 7.830.953 lượt khách, tăng 443,5% so vớicùng kỳ năm 2022 [ Nguồn: UNWTO.org]. Riêng tỉnh Đắk Nông, trong 6 tháng đầu năm 2023,toàn tỉnh thu hút khoảng 412.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng hơn 68% sovới cùng kỳ năm 2022; trong đó khách quốc tế ước đạt 2.470 lượt, tăng hơn 357%. Tổng lượtkhách lưu trú ước đạt 198.000 lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ướcđạt gần 80 tỷ đồng, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2022 [daknong.gov.vn]. Để thúc đẩy nguồn kinh tế đến từ du lịch, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đề ranhững chiến lược hiệu quả nhằm thu hút khách du lịch. Do đó, các điểm đến du lịch ngày càngđược đầu tư, tôn tạo và làm mới về mặt cảnh quan nhằm xây dựng thương hiệu và quảng báđến với du khách. Trong một nghiên cứu về mức độ hài lòng của du khách thì tác giả Quách Hương Giangđã đưa ra nhận định sau: “Việc nắm bắt và hiểu đúng về hành vi người tiêu dùng và các yếu tốảnh hưởng tới hành vi có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì việc hiểu rõ các yếutố cấu thành nên ý định của một cá nhân về việc thực hiện hành vi nào đó có thể giúp nhà quảnlý có thể dự đoán được xu hướng thực hiện hành vi đó trong tương lai. Điều này rất có ý nghĩatrong việc phân đoạn thị trường cũng như xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Từđó, các nhà quản lý các cấp có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của du khách; và có cơ sở3 Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ: Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăngtốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững (chinhphu.vn) 143để các nhà làm Marketing đưa ra những gợi ý hiệu quả trong nghiên cứu sản phẩm mới, tạo ranhững tính năng mới áp dụng nhu cầu của khách hàng, xác định giá cả hợp lý, hình thành cáckênh phân phối hiệu quả, xây dựng các nội dung truyền thông phù hợp, cũng như thực hiện cácyếu tố khác trong chiến lược Marketing hiệu quả; góp phần giúp doanh nghiệp có thể tiếp cậncác nhóm khách hàng mục tiêu của mình”4. Vì vậy, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng du lịchđóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển công nghệ mới trong những năm qua đã thay đổi cáchtìm kiếm, chia sẻ thông tin và tạo ra nhiều thay đổi trong hành vi của khách du lịch (Huertas vàcộng sự, 2019). Sự bùng nổ của các ứng dụng di động và mạng xã hội cũng tác động tích cựcđến phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin du lịch của du khách; đến việc lựa chọn điểm đến,nơi lưu trú, địa điểm ăn uống của khách du lịch. Một số khái niệm Điểm đến du lịch Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là điểm đếndu lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địalý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp,các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện vềhình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (UNWTO, 2005). Theo Cooper vàcộng sự (1998), điểm đến là sự tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ để đápứng nhu cầu của du khách. Về mặt không gian vật lý, điểm đến thường có ranh giới vật lý vàhành chính để quản lý, có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thịtrường. Các thuộc tính của điểm đến du lịch là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hàilòng và trải nghiệm của khách du lịch như: Attractions (Điểm hấp dẫn du lịch), Amenities (Tiệnnghi, tiện ích công cộng), Accessibility (Khả năng tiếp cận), Image (Hình ảnh), Price (Giá cả),Human Resources (Nguồn nhân lực). Hành vi du lịch của du khách Khái niệm hành vi du lịch của du khách là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều yếutố như nhu cầu, mong muốn, động cơ, thái độ, nhận thức, quyết định và hành động của dukhách trong quá trình du lịch. Hành vi du lịch của du khách có thể bị ảnh hưởng bởi nhiềunhân tố bên ngoài như môi trường xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và tự nhiên, cũng nhưcác yếu tố bên trong như tính cách, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và thu nhập. Hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: