Danh mục tài liệu

Vai trò của giảng viên đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về vai trò của giảng viên đại học đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay: không ngừng trau dồi kiến thức sâu rộng về chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ thông tin; luôn đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng tiếp cận năng lực khoa học và phẩm chất nghề nghiệp tương lai của sinh viên; luôn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá một cách hiệu quả theo hướng đánh giá năng lực tư duy của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giảng viên đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi sốVai trò của giảng viên đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số Lê Thị Son Tóm tắt Có thể nói, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục đại học Việt Nam hiện naynhằm đáp ứng được yêu cầu mới của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năngsáng tạo, tiếp thu nhanh trình độ khoa học công nghệ trên thế giới phục vụ cho công cuộc pháttriển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng địnhphải đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệvà đổi mới sáng tạo. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi sốlà một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đại học. Chuyển đổi số đã cung cấp nhữngcông cụ số hỗ trợ đổi mới giáo dục, đào tạo theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tintrong giảng dạy và học tập, tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu; tạo cơ hội học tập ở mọi lúc,mọi nơi và học tập suốt đời. Để làm được điều đó thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó không thểkhông kể đến vai trò của đội ngũ giảng viên. Bài viết bàn về vai trò của giảng viên đại học đốivới việc đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay: không ngừng trau dồikiến thức sâu rộng về chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ thông tin; luôn đổi mới phươngpháp giảng dạy tích cực theo hướng tiếp cận năng lực khoa học và phẩm chất nghề nghiệp tươnglai của sinh viên; luôn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá một cách hiệu quả theo hướngđánh giá năng lực tư duy của sinh viên. Từ khóa: chuyển đổi số, đại học, giảng viên, nguồn nhân lực. 1. Đặt vấn đề Xã hội loài người đi vào thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học công nghệ, trong đó công nghệ thông tin giữ một vai trò hết sức quan trọng trongmọi lĩnh vực. Xu thế ấy đã đưa thế giới bước sang một giai đoạn mới với sự phát triển mạnhmẽ của nền kinh tế tri thức. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ tác động đến mọimặt đời sống kinh tế - xã hội, làm cho tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề cũng có những thayđổi tất yếu. Giáo dục nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhucầu thời đại và sự hội nhập quốc tế, vì vậy cũng phải có những thay đổi nhanh chóng và quyếtliệt. Giáo dục thế kỷ XXI với tư tưởng chủ đạo lấy “học tập suốt đời” làm nền móng, xây dựngtrên 4 trụ cột của giáo dục “học để biết, học để làm, học để cùng nhau chung sống và học đểlàm người”. Điều đó đòi hỏi hệ thống giáo dục phải mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt để tạo cơ hộihọc tập cho tất cả mọi người, tạo nên một xã hội học tập và học tập suốt đời, và giáo dục đạihọc cần có những thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thời đại để đào tạo nên những conngười “vừa hồng vừa chuyên” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những quan điểm, cách tiếpcận mới về giáo dục, dựa trên quan điểm chung của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, giáodục đại học, người giảng viên đại học cũng cần có sự thay đổi tư duy trong giảng dạy với nhữngvai trò và nhiệm vụ phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về chuyển đổi số trong giáo dục đại học Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số nhưng có thể nói một cách đơn giản thìchuyển đổi số là “sự thay đổi về cách thức hoạt động của một tổ chức nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu”. Đối với giáo dục đại 936học, mục tiêu này chính là nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo,phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Về bản chất, chuyển đổi số không thay đổi giá trị cốtlõi hay mô hình của một tổ chức giáo dục đại học mà là sự chuyển đổi hoạt động cốt lõi thôngqua công nghệ và nền tảng số, đồng thời nắm bắt các cơ hội mà chúng mang lại. Nói cách khác,chuyển đổi số là sự giao thoa giữa công nghệ và chiến lược đào tạo (Vũ Hải Quân, 2021). Kháiquát lại, chuyển đổi số là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ởtrên môi trường mạng. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảngcách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rấtnhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổbiến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày03/6/2020. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ vào sự tiếnbộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi sốlà quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc vàphương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số trong giáo dục có thể đượchiểu là quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện cách thức giảng dạy, học tập, quản lý trong giáodục. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học cũng là một tất yếu khách quan vì những lý do sau:góp phần tích cực vào việc hỗ trợ thầy cô trong việc giảm tải một số công việc như điểm danh,chấm bài, sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại để làm sinh động bài giảng… Chuyển đổisố giúp cho sinh viên có tài liệu học tập hiệu quả, đang dạng hóa hình thức học tập, cập nhậtyêu cầu nhiệm vụ nhanh chóng thuận lợi. Chuyển đổi số còn giúp các nhà quản lý thực hiệncông việc một cách thuận tiện, nhanh chóng. Chính vì những lý do đó mà các trường đại họcđang tích cực thực hiện chuyển đổi số, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và khẳng định thươnghiệu cho bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: