Danh mục tài liệu

Vận dụng lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn trong dạy học Định lí Cosin (Toán 10)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.03 MB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vận dụng lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn trong dạy học Định lí Cosin (Toán 10)" trình bày một số nguyên tắc và đặc trưng của lí thuyết RME, toán học hóa, toán học hóa theo chiều ngang và toán học hóa theo chiều dọc trong lí thuyết RME, đề xuất quy trình dạy học định lí Cosin theo định hướng của lí thuyết RME và minh họa cụ thể quy trình này trong dạy học định lí Cosin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn trong dạy học Định lí Cosin (Toán 10) VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(12), 11-16 ISSN: 2354-0753 VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIÁO DỤC TOÁN HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC ĐỊNH LÍ COSIN (TOÁN 10) Nguyễn Ái Quốc+, Trường Đại học Sài Gòn Nguyễn Thùy An + Tác giả liên hệ ● Email: naquoc@sgu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 28/02/2024 Realistic Mathematics Education (RME) was developed at the Freudenthal Accepted: 25/3/2024 Institute in the Netherlands in 1971 based on two perspectives: mathematics Published: 20/6/2024 must be associated with practice and mathematics is an activity of humans. RME emphasizes the role of teaching starting from situations and problems Keywords with real contexts. This study presents a result of teaching experiments on the Applying, Realistic Cosine theorem through solving a practical problem according to RME Mathematics education, Theory including five steps: raising a practical problem, discovering the cosine theorem, math 10 Cosine theorem, formulating the Cosine theorem, solving Initial practical problems, and applying the Cosine theorem in practice. The experimental results show that the students actively participated in the process of discovering the Cosine theorem through solving learning tasks; Realized the close relationship between mathematics and practice, and developed independence and confidence in learning activities.1. Mở đầu Giáo dục toán học gắn với thực tiễn (Realistic Mathematics Education - RME) là một cách thức tiếp cận nền giáodục toán học được đưa ra năm 1971 bởi nhà giáo dục toán học người Hà Lan - Freudenthal (Cakir, 2013). Freudenthal(1991) cho rằng, từ góc độ lịch sử, toán học bắt đầu từ những vấn đề của đời sống thực tiễn. Lí thuyết này nhấn mạnhđến tầm quan trọng của việc dạy học bắt đầu từ tình huống mang bối cảnh thực, có thể là tình huống trong trí tưởngtượng hoặc tình huống trong thực tiễn nhưng HS có thể tưởng tượng, hình dung được. Một trong những cách hiệuquả trong dạy học môn Toán là cung cấp cho HS những trải nghiệm có ý nghĩa thông qua giải quyết các vấn đề màcác em gặp hàng ngày, hay nói cách khác là giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn (Laurens et al., 2017). Sau đó,các nhà giáo dục toán học theo trường phái lí thuyết RME đã nghiên cứu, xây dựng thành một hệ thống và triển khaivào chương trình, sách giáo khoa môn Toán ở nhiều nước (Lê Thùy Trang và cộng sự, 2021). Hình thức hiện tại của lí thuyết RME về cơ bản được xác định bởi quan điểm của Freudenthal về toán học.Freudenthal (1971) đã đưa ra hai quan điểm về RME, đó là toán học phải gắn liền với thực tiễn và toán học là hoạtđộng của con người. Thứ nhất, toán học phải gần gũi với trẻ và phù hợp với hoàn cảnh sống hằng ngày. Thứ hai, ýtưởng coi toán học như một hoạt động của con người, bởi giáo dục toán học được tổ chức như một quá trình tái khámphá có hướng dẫn, trong đó HS có thể trải nghiệm một quá trình tương tự so với quá trình toán học được phát minh.Lí thuyết RME đã và đang được áp dụng vào dạy học ở các nước như Hà Lan, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Indonesia,… Đãcó một số nghiên cứu về vận dụng lí thuyết RME vào dạy học môn Toán tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyenvà Ngo (2020) đã kiểm chứng tính khả thi của việc áp dụng lí thuyết RME vào dạy học môn Toán tại Việt Nam;nghiên cứu của Nguyễn Danh Nam (2020) đề cập một số vần đề về lí thuyết RME; nghiên cứu của Lê Thùy Trangvà cộng sự (2021) đưa ra một số thách thức, nguyên tắc và khuyến nghị khi vận dụng lí thuyết RME trong dạy họcmôn Toán;… Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu cụ thể về việc vận dụng lí thuyết RME trong dạy học từngnội dung toán học cụ thể. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu,năng lực chung và năng lực toán học cho HS; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội cho HS được trảinghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn (Bộ GD-ĐT, 2018). Lí thuyết RME được vận dụng vào dạy học theo địnhhướng giáo dục toán học gắn với thực tiễn nên vận dụng lí thuyết này trong dạy học môn Toán góp phần thực hiệnđược các mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018. Định lí Cosin được đưa vào chương trình môn Toán ở lớp 10, thuộc nội dung Hình học và Đo lường. Định líCosin được ứng dụng vào giải nhiều bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến tính khoảng cách giữa hai điểm.Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số nguyên tắc và đặc trưng của lí thuyết RME, toán học hóa, toán học 11 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(12), 11-16 ISSN: 2354-0753hóa theo chiều ngang và toán học hóa theo chiều dọc trong lí thuyết RME, đề xuất quy trình dạy học định lí Cosintheo định hướng của lí thuyết RME và minh họa cụ thể quy trình này trong dạy học định lí Cosin.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số nguyên tắc và đặc trưng của lí thuyết RME - Nguyên tắc: RME phản ánh quan điểm về toán học như một môn học, mà ở đó trẻ học Toán và về cách toán họcnên được dạy như thế nào (Van Den Heuvel-Panhuizen, 1996). Lí thuyết RME có 6 nguyên tắc sau: (1) Nguyên tắchoạt động: Theo Freudenthal (1973), HS thay vì là người tiếp nhận những kiến thức toán học có sẵn, lại được coi lànhững người tham gia tích cực vào quá trình giáo dục, trong đó các em phải là những người làm chủ trong việc pháttriển kiến thức toán h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: