Nhắc đến đất nước Việt Nam thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Thăng Long - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây chính là vùng đất linh thiêng, nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Chính vì thế,Thăng Long - Hà Nộikhông chỉ là niềm tự hào của người Việt Nam mà còn nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới. Mời các cùng bạn tham khảo bài viết "Văn hóa Thăng Long ngàn năm hội tụ" để hiểu và thêm yêu hơn về vùng đất này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa Thăng Long ngàn năm hội tụVĂN HÓA THĂNG LONG NGÀN NĂM HỘI TỤ NGUYỄN VĂN CẦN Địa danh Thăng Long - Hà Nội luôn là niềm tự hào và thiêng liêng đối với mỗi ngườidân Việt Nam, niềm tin yêu đối với bạn bè quốc tế. Hà Nội vốn có bề dày lịch sử và vănhóa. Đây là một vùng đất cổ, nơi hội tụ rất sớm của các cộng đồng người từ vùng đồi núiven sông Đà, Ba Vì, Tam Đảo, Sóc Sơn phát triển xuống vùng Hà Nội. Trước thế kỷ XI,Hà Nội (khi ấy gọi là Đại La) đã là một thành thị có tầm cỡ. Từ thế kỷ XI trở đi, sau khiđược Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long thì thành phố này trở thànhđầu não chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước. Đồng thời, Thăng Long cũng dần dầntrở thành trung tâm kinh tế lớn nhất, nơi Kẻ Chợ lớn nhất. Và thế là Kẻ Chợ trở thànhdanh từ riêng dùng để gọi Thăng Long. Đầu thế kỷ XV Thăng Long còn được gọi làĐông Đô, sau đó nhà Nguyễn đóng đô ở Huế đã đổi gọi Thăng Long là Hà Nội. Từ sauCách mạng Tháng 8 năm 1945, nhà nước ta vẫn chọn Hà Nội làm thủ đô. Thăng Long -Đông Đô - Hà Nội là một trong những thủ đô cổ của vùng Đông Nam Á, hơn nữa là mộtthành phố duy nhất hầu như liên tục trong một nghìn năm qua giữ vững vị trí là đầu nãochính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa của đất nước ở vùng này của thế giới. Nếu so sánhvới thủ đô một số nước Đông Nam Á thì càng thấy rõ điều đó. Chẳng hạn, Kualalumpurlà thủ đô của Malaysia từ cuối thế kỷ XVIII, Manila là thủ đô của Philippines từ thế kỷXVI, Jakarta là thủ đô của Indonesia từ thế kỷ XVI, Phnom Penh là thủ đô củaCampuchia từ giữa thế kỷ XV, Viên Chăn là thủ đô của Lào từ cuối thế kỷ XIV… ThăngLong và Cổ Loa cùng ở trong một vùng văn hóa có bề dày lịch sử hàng mấy nghìn năm,từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn đến thời kỳ văn hóa Đại Việt, từ thời kỳ văn hóa Đại Việtcho đến tận ngày nay. Vì vậy, Cổ Loa trước kia được chọn làm thủ đô nước Âu Lạc thờicổ đại và Thăng Long sau này được chọn làm thủ đô nước Đại Việt thời trung đại thì đókhông phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của một tiến trình lịch sử lâu dài. Trong“Chiếu dời đô” vua Lý Thái Tổ cũng hiểu được sự thực ấy. Nhà Vua vạch rõ rằng, khidời đô về nơi mà nhà vua đặt cho cái tên Thăng Long thì đâu phải chỉ theo ý riêng mìnhmà tự tiện chuyển dời, rằng đó chỉ là vì “muốn đóng đô ở nơi trung tâm mưu đồ nghiệplớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân…” để cho “vậnnước lâu dài, phong tục phồn thịnh”, rằng kinh đô mới “ở vào nơi trung tâm trời đất, cócái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng vị trí ở giữa Nam, Bắc, Đông Tây, thuận theo chiềuhướng núi sông quay vào, ngoảnh ra, đất rộng và bằng, cao và thoáng… Xem khắp đấtViệt, chỉ có đây là nơi thắng địa. Thật là nơi hội tụ quan trọng của bốn phương, nơi kinh đô bậc nhất của đếvương muôn đời. Nhà vua nhắc đến việc “trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân”. Mệnh trời, theo cáchnói của người xưa chẳng qua là để gọi cái lẽ phải làm theo, không thể cưỡng lại. Xét chokỹ đó là chính quy luật. Vì “dưới theo ý dân” mà nhà vua đã chọn nơi này làm thủ đô. Dotình hình khách quan của sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, mà từ lâu nhân dân vẫncoi nơi này là trung tâm của cả nước. Và nhà vua đã làm theo nguyện vọng của dân. Chẳng bao lâu sau, Thăng Long trở thành một đô thị lớn với khu Hoàng thành tránglệ, với 61 phố phường dân cư đông đúc, chợ búa buôn bán sầm uất. Nhiều công trình kiếntrúc văn hóa như tháp Báo Thiên, chùa Diên Hựu, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xâydựng. Kinh thành Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa củanước Đại Việt hưng thịnh. Thăng Long - Hà Nội là một vùng văn hóa riêng, nhưng đồng thời lại là một trungtâm văn hóa của cả nước. Do vậy, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vừa có tính địa phươnglại vừa có tính dân tộc, vừa đặc thù, vừa phổ biến, vừa đa dạng, vừa có tính năng độngcủa một vùng đô hội Kẻ Chợ, lại vừa mang tính bền vững của một kinh đô lâu đời. Tất cảnhững điều đó đã tạo nên những đặc điểm, những truyền thống riêng có của vùng văn hóa“phồn hoa thứ nhất Long Thành”. Người Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào về tính cáchthanh lịch của con người thủ đô: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh. Chính Thăng Long - Hà Nội hội tụ và kết tinh tinh hoa văn hóa mọi miền đất nướcrồi mới sinh ra được cái chất thanh lịch ngàn năm văn vật. Văn hóa Thăng Long - Hà Nộihội tụ nhiều chất liệu, nhiều tinh hoa của các vùng trong toàn quốc. Sự giao lưu văn hóacủa các vùng khác nhau trong một đất nước là một điều bình thường. Trong giao lưu làmcho văn hóa của từng vùng tiếp thu được những thành tựu của vùng khác và ngày càngphong phú hơn. Sự giao lưu còn làm cho văn hóa từng vùng trong khi vẫn biểu hiện sắcthái đặc thù của nó lại đồng thời có thể hòa đồng với văn hóa của các vùng khác và thamgia như một bộ phận hợp thành hữu cơ trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Hơn bất cứ vùng văn hóa nào khác, Th ...