Danh mục tài liệu

Vốn con người: Nguồn lực quyết định thành công của khởi nghiệp và phát triển đất nước

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.30 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vốn con người: Nguồn lực quyết định thành công của khởi nghiệp và phát triển đất nước" nhìn từ góc độ giáo dục chính là cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người để bàn về phát triển nguồn lực “vốn con người”, là yếu tố quyết định cho sự thành công của khởi nghiệp và phát triển bền vững đất nước; từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh giáo dục, hướng nghiệp trong nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn con người: Nguồn lực quyết định thành công của khởi nghiệp và phát triển đất nước UÔNG THỊ LÊ NA - NGUYỄN QUỲNH DUNG - PHẠM THỊ HẢI YẾNUông Thị Lê Na - Nguyễn Quỳnh Dung - Phạm Thị Hải Yến VỐN CON NGƯỜI: NGUỒN LỰC QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC Uông Thị Lê Na(*) - Nguyễn Quỳnh Dung(**) - Phạm Thị Hải Yến(***) Tóm tắt: Nguồn nhân lực chất lượng cao hay vốn con người (Human capital), ảnh hưởng rất lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nói chung, cũng như sự tăng trưởng kinh tế của các tỉnh nói riêng. Trong thời đại ngày nay, bên cạnh yếu tố vốn vật chất và công nghệ, vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của một quốc gia càng được khẳng định là một yếu tố trọng yếu, tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế của đất nước, của khu vực hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới. Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải có được nguồn nhân lực đủ chất lượng, đáp ứng những những tiêu chuẩn cần thiết của công dân toàn cầu. Từ khóa: Nguồn nhân lực, vốn con người, phát triển kinh tế, kinh tế số.HUMAN CAPITAL: A VTIAL RESOURCE FOR ENTREPRENEURIAL SUCCESS AND NATIONAL DEVELOPMENT Abstract: High-quality human resources, or human capital, significantly influence the economic growth of a country in general, and provinces in particular. In todays era, besides the factors of physical capital and technology, the role of human resources in the sustainable development of a country is increasingly emphasized as a crucial factor, exerting a powerful impact on economic growth and helping integrate the countrys economy and the region’s into the global economy. To achieve this, it is necessary to have a human resource of sufficient quality that meets the required standards for a global citizen. Keywords: Human resource, human capital, economic growth, digital economy.(*) TS.,Trường Cao đẳng Bình Phước.(**) ThS., Trường Cao đẳng Bình Phước.(***) ThS., Trường Cao đẳng Đà Lạt. 327Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAMI. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Vốn con người Vốn con người (Human Capital) từ lâu được xác định là tài sản của mỗi quốcgia và là một trong bốn nguồn lực tạo ra tăng trưởng kinh tế bên cạnh nguồn tàinguyên thiên nhiên, tư bản hiện vật và tri thức công nghệ. Từ khi có sự phát triển vượtbậc của khoa học kỹ thuật cùng với sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là sựxuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá chưa từng cóvề sản xuất thông minh, thì “vốn con người” càng trở thành đối tượng ưu tiên hàng đầutrong chính sách phát triển đất nước. Mặc dù đất nước đã trải qua 30 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, cơcấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịchvụ, nhưng lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tính riêng cho lĩnh vựcnông nghiệp đến năm 2019 vẫn thu hút gần 41% lao động đang làm việc trong nềnkinh tế, và trong tổng lao động nông nghiệp vẫn còn có đến 86,1% là lao động giảnđơn, chưa qua đào tạo nên kết quả sản xuất chỉ tạo ra được 16% GDP với năng suất laođộng đạt ở mức 36,6% so với năng suất lao động chung, 33% so với năng suất laođộng của nhóm ngành dịch vụ và 26,4% so với năng suất lao động của nhóm ngànhcông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2020). Để thực sự tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn cần tiếp tục nâng cao chấtlượng “vốn con người”. Bài viết nhìn từ góc độ giáo dục chính là cách thức cơ bản đểtích lũy vốn con người để bàn về phát triển nguồn lực “vốn con người”, là yếu tố quyếtđịnh cho sự thành công của khởi nghiệp và phát triển bền vững đất nước; từ đó đề xuấtcác giải pháp đẩy mạnh giáo dục, hướng nghiệp trong nhà trường.2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu khái niệm vốn con người Khái niệm vốn con người (được đại diện bởi trình độ giáo dục) đã từng được đềcập bởi nhà kinh tế học Adam Smith (1776), “tuy vậy khái niệm này vẫn còn quá xa lạkhi các nhà kinh tế học thời bấy giờ thường chỉ chú trọng đến hai yếu tố đầu vào trongsản xuất là vốn tư bản và máy móc thiết bị. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, Mincer(1958), Becker (1964) và Schultz (1961) được coi là những người đã khởi đầu cho sựquan tâm đến khái niệm vốn con người, họ cho rằng yếu tố hình thành nên vốn conngười là kỹ năng và tri thức” mà người lao động thu nhận được. Trong ...