Danh mục tài liệu

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản ở chương trình ngữ văn THPT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 821.77 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu, về đề xuất bộ tiêu chí đánh giá TDPB và NLPB. Thông qua kết quả này, sẽ giúp cho GV và HS có căn cứ để đưa ra các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển TDPB và NLPB có hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản ở chương trình ngữ văn THPT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT NGUYỄN THỊ LỆ THANH Trường THPT Lê Quảng Chí, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Email: lethanh.lqc@gmail.com Tóm tắt: Phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh là một trong những xu hướng của giáo dục hiện đại. Đối với giáo dục Việt Nam phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện là hướng đi hiệu quả cho mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh. Kiểm tra đánh giá có sự tác động khá lớn vào quá trình đổi mới giáo dục. Trong bài viết tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu, về đề xuất bộ tiêu chí đánh giá TDPB và NLPB.Thông qua kết quả này, sẽ giúp cho GV và HS có căn cứ để đưa ra các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển TDPB và NLPB có hiệu quả hơn. Từ khoá: Tiêu chí đánh giá, tư duy phản biện, năng lực phản biện, dạy học đọc hiểu văn bản1. MỞ ĐẦUPhát triển năng lực học sinh (NLHS) là yêu cầu và xu thế của dạy học hiện đại ngàynay. Việc xác định các năng lực (NL) cần thiết để rèn luyện, phát triển cho người là doyêu cầu của thực tế của các nền giáo dục khác nhau trên thế giới. Tư duy phản biện(TDPB) và năng lực phản biện (NLPB) mặc dù không được gọi thành tên trong chươngtrình phổ thông 2018 nhưng nó là một trong những NL cần thiết của con người, và có sựảnh hưởng tích cực đến việc phát triển các NL khác. Môn Ngữ văn nói chung, phânmôn đọc hiểu văn bản nói riêng có rất nhiều lợi thế trong phát triển TDPB và NLPB vàngược lại, khi rèn luyện TDPB và NLPB qua môn Ngữ văn cũng giúp người học hoànthiện được các kỹ năng đọc - viết - nói - nghe.Để bồi dưỡng, phát triển hiệu quả các NL cho HS thì cần phải có phân chia mức độ NLngười học, từ đó có các biện pháp phù hợp cho từng đối tượng HS. Do đó việc xây dựngbộ tiêu chí đánh giá TDPB và NLPB trong dạy học đọc hiểu văn sẽ là cơ sở quan trọngđể giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực học sinh2.1.1. Vài nét về quan niệm đánh giá theo NL hiện nayTheo quan điểm phát triển NL, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm trakhả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quảhọc tập theo NL cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tìnhhuống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt độngTạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 2(54)/2020: tr.96-106Ngày nhận bài: 06/01/2020; Hoàn thành phản biện: 19/02/2020; Ngày nhận đăng: 25/02/202098 NGUYỄN THỊ LỆ THANHgiáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thựchiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS.Hay nói cách khác, đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trongbối cảnh có ý nghĩa.Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá NL và đánh giá kiến thức kỹ năng,mà đánh giá NL được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng.Để chứng minh HS có NL ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyếtvấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiếnthức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thânthu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Nhưvậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồngthời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảmcủa người học. Mặt khác, đánh giá NL không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáodục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi NL là tổng hoà, kết tinh kiến thức, kỹnăng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vựchọc tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.2.1.2 . Mục đích và nguyên tắc của việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLHSa. Mục đích xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lựcTheo Từ điển Tiếng Việt 2008, đánh giá được hiểu là nhận định giá trị [6, tr.336].Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phánđoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu vớimục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiệnthực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Thông tinkiểm tra, đánh ...

Tài liệu có liên quan: