
Xây dựng đề bài viết văn kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng đề bài viết văn kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(20), 7-12 ISSN: 2354-0753 XÂY DỰNG ĐỀ BÀI VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Trường Đại học Thủ Dầu Một Vũ Trọng Đông Email: dongvt@tdmu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 16/8/2024 Designing a task is the first measure in a series to help students meet the Accepted: 04/9/2024 requirements of creative narrative writing. The task plays a decisive role in Published: 20/10/2024 deciding what and how students will write, and at the same time, serves as the basis for building and developing ideas in their writing. This article presents Keywords some different ways of creating tasks for each grade with different levels of Designing, tasks, creative creativity requirements on the same text, helping students develop writing writing, narrative writing skills at different times, in accordance with the requirements of contemporary teaching creative writing. The research results show that designing writing tasks plays an important role in promoting students creativity in writing in general and in writing narrative essays in particular. Teachers can integrate and combine different types of tasks to meet specific teaching requirements or to suit each set of textbooks.1. Mở đầu Văn kể chuyện là một loại văn bản nghệ thuật mà trong đó, người viết trình bày vấn đề dưới dạng một câu chuyện.Câu chuyện này phải vừa có “chất truyện” và “chất văn”. Bài văn kể chuyện vừa phải mang tính hoàn chỉnh, tínhthẩm mĩ, tính hình tượng lại phải mang phong cách riêng của cá nhân người kể. Chu Huy (2000) cho rằng văn kểchuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập diễn đạt bằng miệng hay viết thành bài theo những quy tắc nhấtđịnh (tr 12). Văn kể chuyện được chia làm 2 dạng chính: kể những câu chuyện tưởng tượng, hư cấu theo kiểu sángtác và kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc, đã học và những chuyện được chứng kiến, tham gia. Chương trình giáodục phổ thông môn Ngữ văn 2018 quy định văn kể chuyện được đưa vào dạy từ lớp 2 đến lớp 5 với yêu cầu cần đạtlà: “Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyệndo HS tưởng tượng”, “bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)” (BộGD-ĐT, 2018). Khác với việc dạy viết bài văn miêu tả, việc sử dụng từ ngữ, ý tưởng sáng tạo dễ dàng được thựchiện qua việc lựa chọn đối tượng, lựa chọn cách quan sát, thời điểm quan sát, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, cácbiện pháp tu từ... Bài văn kể chuyện thường bị giới hạn sự sáng tạo bởi đề bài khiến cho bài viết của HS thường táihiện lại câu chuyện một cách đơn điệu. Do đó, bài báo này đề xuất một số cách xây dựng đề bài khác nhau trên cùng một ngữ liệu cho bài văn kể chuyệnở cấp tiểu học, điều này vừa có thể đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm về ngữ liệu, nguyên tắc đồng tâm trong dạy học,vừa kích thích ý tưởng sáng tạo, đồng thời giúp đánh giá sự sáng tạo trong bài viết của HS ở các mức độ khác nhau.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Viết sáng tạo và nguyên tắc xây dựng đề bài trong viết văn kể chuyện sáng tạo2.1.1. Khái niệm “viết sáng tạo” Bản chất của việc viết, ở phương diện tạo lập văn bản, là một hoạt động sáng tạo. Tính sáng tạo của hoạt độngnày gắn liền với cái nhìn, suy nghĩ, tiếng nói, quan điểm, sự hình dung tưởng tượng, cảm xúc thực sự… của mỗi cánhân. Theo Oral, gắn liền trực tiếp với sự sáng tạo, viết sáng tạo có nghĩa là một người viết những ý tưởng và cảmxúc của bản thân về một chủ đề cụ thể bằng cách sử dụng trí tưởng tượng của mình một cách tự do (dẫn theoTemizkan, 2011). Theo Küçük, viết sáng tạo bao hàm việc vượt lên những điều thông thường mà vẫn giữ được cácgiá trị cốt lõi, tạo ra những ý tưởng độc đáo, khác biệt so với mọi người nhờ vào trí tưởng tượng, đạt được tính độcđáo và viết một cách mạch lạc trong khi tận hưởng quá trình sáng tác (dẫn theo Temizkan, 2011). Do đó, viết sángtạo được đặc trưng bởi tính độc đáo và trí tưởng tượng (Brookes & Marshall, 2004). Tại Việt Nam, viết sáng tạo là một vấn đề tương đối mới. Theo Quynh (2023), khi đề cập đến viết sáng tạo là đềcập tới kĩ năng viết ở bậc cao. Viết sáng tạo không giống như các kiểu viết thông thường (viết thông thường là viếttheo dạng thức, khuôn mẫu có sẵn với mục đích cung cấp thông tin). Trần Thị Hiền Lương và Nguyễn Khánh Hà 7 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(20), 7-12 ISSN: 2354-0753(2010) cho rằng sự phát triển dần kĩ năng viết của người học thể hiện từ chỗ người học phải phụ thuộc vào sự hướngdẫn, phân tích, gợi ý của thầy đến chỗ đọc lập, sáng tạo hoàn toàn khi viết - đó là viết sáng tạo. Từ các quan điểm vềviết sáng tạo đã nêu, chúng tôi xác định: Viết sáng tạo là quá trình HS viết ra câu văn, đoạn văn, bài văn có ý tưởngmới mẻ; cách sử dụng từ ngữ, cú pháp, biện pháp diễn đạt độc đáo; đáp ứng các yêu cầu của đề bài mà không saochép, trùng lặp với các bài viết mà người khác đã viết ra trước đó.2.1.2. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi xây dựng đề bài viết văn kể chuyện sáng tạo Đề bài văn đóng vai trò quyết định, định hướng cho người học trả lời các câu hỏi: Viết để làm gì? Viết gì? Viếtcho ai? Viết thế nào? Viết với thái độ ra sao? Theo Trịnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn kể chuyện Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Xây dựng đề bài viết văn kể chuyện Viết văn kể chuyện sáng tạo Tạp chí Giáo dục Xây dựng đề bài vănTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 247 4 0 -
5 trang 217 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 207 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 191 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 173 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 144 0 0 -
7 trang 142 0 0
-
6 trang 113 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 111 0 0 -
6 trang 107 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 71 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 69 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
7 trang 62 1 0