
Xây dựng khung lý thuyết trong nghiên cứu khoa học
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 400.65 KB
Lượt xem: 183
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết mô phỏng quy trình xây dựng khung lý thuyết trong nghiên cứu khoa học với 4 bước: (1) lựa chọn trường phái lý thuyết cơ bản cho nghiên cứu; (2) trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết; (3) định nghĩa rõ các nhân tố; (4) xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung lý thuyết trong nghiên cứu khoa học XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lê Thái Phượng1 Tóm tắt: Khung lý thuyết được xem là trung tâm của một công trình nghiên cứukhoa học bởi nó cụ thể hóa lý thuyết nền tảng thành nhân tố, biến số và các mối quan hệmà nghiên cứu cần khám phá, kiểm định. Khung lý thuyết không chỉ là các khái niệm, vaitrò mà phải bao gồm những mối quan hệ giữa các nhân tố, biến số. Mối quan hệ này cóthể được diễn giải qua giả thuyết nghiên cứu, công thức toán học, mô hình nghiên cứu.Bằng việc phân tích khung lý thuyết ở một số nghiên cứu về ý định hành vi của người tiêudùng, bài viết góp phần làm rõ các thành phần cấu thành khung lý thuyết trong nghiêncứu khoa học. Ngoài ra, bài viết mô phỏng quy trình xây dựng khung lý thuyết trongnghiên cứu khoa học với 4 bước: (1) lựa chọn trường phái lý thuyết cơ bản cho nghiêncứu; (2) trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết; (3) định nghĩa rõcác nhân tố; (4) xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố. Từ khóa: Lý thuyết, khung lý thuyết, trường phái lý thuyết, nhân tố. 1. Đặt vấn đề Khung lý thuyết là một trong những nội dung cốt lõi của các công trình khoa họcbởi nó giúp cho nhà nghiên cứu xác định được những khái niệm cần đo lường và nhữngmối quan hệ cần khám phá, kiểm định; từ đó, phát triển tri thức mới cũng chính là nhữngquy luật mới trong cuộc sống. Nguyễn Văn Thắng (2014) cho rằng khung lý thuyết gồmnhững lý thuyết, nhân tố/biến số, mối quan hệ giữa các nhân tố và được thể hiện dướidạng mô hình, phương trình hoặc diễn giải. Trong khi đó, Bùi Thị Minh Hải (2021) xemkhung lý thuyết chỉ gồm những lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các bài viếthọc thuật về xây dựng khung lý thuyết hầu hết tiếp cận khung lý thuyết tương đồng vớikhái niệm của Nguyễn Văn Thắng. Chẳng hạn như xây dựng khung lý thuyết về độnglực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam, Hoàng Thị Hồng Lộc và cộng sự (2014) đãphân tích các lý thuyết và nghiên cứu nền tảng; từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu dựatrên mô hình gốc Tháp nhu cầu của Maslow (1943) và mô hình Tháp nhu cầu của ngườiTrung Quốc, bao gồm 5 bậc nhu cầu theo trật tự từ thấp đến cao như sau: nhu cầu xãhội – nhu cầu sinh học – nhu cầu an toàn – nhu cầu được tôn trọng – nhu cầu tự thể hiện.Lê Ngọc Nương và cộng sự (2017) đã xây dụng khung lý thuyết về sự hài lòng trongcông việc của người lao động tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông TháiNguyên. Qua tổng hợp các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước về sự hài lòng trongcông việc, nhà nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 8 biến (sự hài lòng trongcông việc của người lao động, thu nhập, điều kiện làm việc, phúc lợi, cơ hội đào tạo vàthăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, sự phù hợp với chính sách, mục tiêu và văn hóa côngty) tương ứng với 7 giả thuyết trong mô hình. Đỗ Thị Hà Tú và cộng sự (2021) đã tổng1 . ThS., Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 51XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌClược các lý thuyết qua thu thập các bài nghiên cứu dạng lý thuyết về ba khái niệm chính(vốn xã hội, sự hợp tác và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng), trên cơ sở đó đề xuấtmô hình nghiên cứu gồm có 5 biến (vốn quan hệ, vốn cấu trúc, vốn nhận thức, sự hợp táctrong chuỗi cung ứng, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng) với 9 giả thuyết liên quan. Như vậy, khung lý thuyết được hiểu và tiếp cận bởi nhiều nhà nghiên cứu theo cáccách khác nhau nhưng đều có một vai trò chung là làm cơ sở cho việc xác lập góc nhìn lýthuyết của nghiên cứu, khám phá các nhân tố/biến số cho nghiên cứu và gợi mở các mốiquan hệ. Trong bài viết này, tác giả xem khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của lý thuyếtnền tảng thành các nhân tố/biến số và các mối quan hệ cần khám phá. Qua các nghiêncứu về ý định hành vi, bài viết làm rõ các thành phần của khung lý thuyết và các bướcxây dựng khung lý thuyết. 2. Các thành phần của khung lý thuyết Khung lý thuyết gồm có 3 cấu phần chính là: (1) nhân tố mục tiêu, (2) nhân tố tácđộng và các nhân tố khác, (3) mối quan hệ giữa các nhân tố. Nhân tố mục tiêu là vấnđề trọng tâm của nghiên cứu, thường có vai trò là biến phụ thuộc hoặc biến trung gian.Nhân tố tác động và các nhân tố khác là những biến số trong mô hình nghiên cứu, có liênquan đến nhân tố mục tiêu hoặc liên quan đến nhau, có thể là biến độc lập, biến trunggian hoặc biến điều tiết. Mối quan hệ giữa các nhân tố thường được trình bày qua cácgiả thuyết và mô hình nghiên cứu, có thể là quan hệ tương quan, nhân quả, trung gian,điều tiết. Để mô tả các thành phần của khung lý thuyết, bài viết đưa ra ví dụ 5 công trìnhnghiên cứu về ý định hành vi của các tác giả gồm: Phan Thành Hưng (2019), NguyễnHà Thanh Thảo (2020), Lê Dzu Nhật (2020), Bùi Thị Thanh Nhàn (2021), Nguyễn Thị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung lý thuyết trong nghiên cứu khoa học XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lê Thái Phượng1 Tóm tắt: Khung lý thuyết được xem là trung tâm của một công trình nghiên cứukhoa học bởi nó cụ thể hóa lý thuyết nền tảng thành nhân tố, biến số và các mối quan hệmà nghiên cứu cần khám phá, kiểm định. Khung lý thuyết không chỉ là các khái niệm, vaitrò mà phải bao gồm những mối quan hệ giữa các nhân tố, biến số. Mối quan hệ này cóthể được diễn giải qua giả thuyết nghiên cứu, công thức toán học, mô hình nghiên cứu.Bằng việc phân tích khung lý thuyết ở một số nghiên cứu về ý định hành vi của người tiêudùng, bài viết góp phần làm rõ các thành phần cấu thành khung lý thuyết trong nghiêncứu khoa học. Ngoài ra, bài viết mô phỏng quy trình xây dựng khung lý thuyết trongnghiên cứu khoa học với 4 bước: (1) lựa chọn trường phái lý thuyết cơ bản cho nghiêncứu; (2) trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết; (3) định nghĩa rõcác nhân tố; (4) xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố. Từ khóa: Lý thuyết, khung lý thuyết, trường phái lý thuyết, nhân tố. 1. Đặt vấn đề Khung lý thuyết là một trong những nội dung cốt lõi của các công trình khoa họcbởi nó giúp cho nhà nghiên cứu xác định được những khái niệm cần đo lường và nhữngmối quan hệ cần khám phá, kiểm định; từ đó, phát triển tri thức mới cũng chính là nhữngquy luật mới trong cuộc sống. Nguyễn Văn Thắng (2014) cho rằng khung lý thuyết gồmnhững lý thuyết, nhân tố/biến số, mối quan hệ giữa các nhân tố và được thể hiện dướidạng mô hình, phương trình hoặc diễn giải. Trong khi đó, Bùi Thị Minh Hải (2021) xemkhung lý thuyết chỉ gồm những lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các bài viếthọc thuật về xây dựng khung lý thuyết hầu hết tiếp cận khung lý thuyết tương đồng vớikhái niệm của Nguyễn Văn Thắng. Chẳng hạn như xây dựng khung lý thuyết về độnglực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam, Hoàng Thị Hồng Lộc và cộng sự (2014) đãphân tích các lý thuyết và nghiên cứu nền tảng; từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu dựatrên mô hình gốc Tháp nhu cầu của Maslow (1943) và mô hình Tháp nhu cầu của ngườiTrung Quốc, bao gồm 5 bậc nhu cầu theo trật tự từ thấp đến cao như sau: nhu cầu xãhội – nhu cầu sinh học – nhu cầu an toàn – nhu cầu được tôn trọng – nhu cầu tự thể hiện.Lê Ngọc Nương và cộng sự (2017) đã xây dụng khung lý thuyết về sự hài lòng trongcông việc của người lao động tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông TháiNguyên. Qua tổng hợp các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước về sự hài lòng trongcông việc, nhà nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 8 biến (sự hài lòng trongcông việc của người lao động, thu nhập, điều kiện làm việc, phúc lợi, cơ hội đào tạo vàthăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, sự phù hợp với chính sách, mục tiêu và văn hóa côngty) tương ứng với 7 giả thuyết trong mô hình. Đỗ Thị Hà Tú và cộng sự (2021) đã tổng1 . ThS., Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 51XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌClược các lý thuyết qua thu thập các bài nghiên cứu dạng lý thuyết về ba khái niệm chính(vốn xã hội, sự hợp tác và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng), trên cơ sở đó đề xuấtmô hình nghiên cứu gồm có 5 biến (vốn quan hệ, vốn cấu trúc, vốn nhận thức, sự hợp táctrong chuỗi cung ứng, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng) với 9 giả thuyết liên quan. Như vậy, khung lý thuyết được hiểu và tiếp cận bởi nhiều nhà nghiên cứu theo cáccách khác nhau nhưng đều có một vai trò chung là làm cơ sở cho việc xác lập góc nhìn lýthuyết của nghiên cứu, khám phá các nhân tố/biến số cho nghiên cứu và gợi mở các mốiquan hệ. Trong bài viết này, tác giả xem khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của lý thuyếtnền tảng thành các nhân tố/biến số và các mối quan hệ cần khám phá. Qua các nghiêncứu về ý định hành vi, bài viết làm rõ các thành phần của khung lý thuyết và các bướcxây dựng khung lý thuyết. 2. Các thành phần của khung lý thuyết Khung lý thuyết gồm có 3 cấu phần chính là: (1) nhân tố mục tiêu, (2) nhân tố tácđộng và các nhân tố khác, (3) mối quan hệ giữa các nhân tố. Nhân tố mục tiêu là vấnđề trọng tâm của nghiên cứu, thường có vai trò là biến phụ thuộc hoặc biến trung gian.Nhân tố tác động và các nhân tố khác là những biến số trong mô hình nghiên cứu, có liênquan đến nhân tố mục tiêu hoặc liên quan đến nhau, có thể là biến độc lập, biến trunggian hoặc biến điều tiết. Mối quan hệ giữa các nhân tố thường được trình bày qua cácgiả thuyết và mô hình nghiên cứu, có thể là quan hệ tương quan, nhân quả, trung gian,điều tiết. Để mô tả các thành phần của khung lý thuyết, bài viết đưa ra ví dụ 5 công trìnhnghiên cứu về ý định hành vi của các tác giả gồm: Phan Thành Hưng (2019), NguyễnHà Thanh Thảo (2020), Lê Dzu Nhật (2020), Bùi Thị Thanh Nhàn (2021), Nguyễn Thị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Trường phái lý thuyết Xây dựng khung lý thuyết Lý thuyết học tập xã hội Thành phần của khung lý thuyếtTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 504 12 0 -
11 trang 476 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 390 0 0 -
5 trang 321 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
56 trang 293 2 0
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 262 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 243 1 0 -
6 trang 206 0 0
-
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 202 0 0 -
Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
6 trang 182 0 0 -
3 trang 157 0 0
-
Thực trạng kĩ năng thoát hiểm và nhu cầu giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội
6 trang 154 0 0 -
Thực trạng năng lực cảm xúc - xã hội của lứa tuổi vị thành niên
5 trang 152 1 0 -
9 trang 148 0 0
-
Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hóa quá trình khai thác dầu khí ở Việt Nam
344 trang 147 0 0 -
trang 142 0 0
-
3 trang 141 0 0
-
Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ
4 trang 136 0 0 -
27 trang 128 0 0