Danh mục tài liệu

Xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa - Nêu vấn đề phần Hiđrocacbon và dẫn xuất Halogen

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học nêu vấn đề là một giải pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa - Nêu vấn đề phần Hiđrocacbon và dẫn xuất Halogen Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 66 – 78 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÂN HÓA - NÊU VẤN ĐỀ PHẦN HIĐROCACBON VÀ DẪN XUẤT HALOGEN Trang Quang Vinh1 ThS. Trường Đại học An Giang 1 Thông tin chung: Ngày nhận bài: 29/04/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 31/06/14 Ngày chấp nhận đăng: 12/15 Title: Constructing and using differentiating exercise – raising issues of hidrocacbon and halogenating Từ khóa: Dạy học phân hóa, dạy học nêu vấn đề, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen Keywords: Differentiation in teaching, issues raising in teaching, hidrocacbon, halogenated ABSTRACT Constructing and using differentiating exercises in issue raising teaching method is an important solution to promote positiveness, activeness and creativity among students. On the other hand, the aim is to develop creative and logical thinking ability of each student in the learning process and to contribute to improving the quality and effectiveness of teaching chemistry at high schools. These exercises were conducted at Nguyen Quang Dieu high school – Cao Lanh City, Nguyen Dinh Chieu high school – Sa Dec Town, Tam Nong high school – Tam Nong District, and Long Khanh A high school – Hong Ngu District – Dong Thap Province. TÓM TẮT Xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học nêu vấn đề là một giải pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS). Mặt khác, nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy lôgic cho từng cá nhân HS trong quá trình học tập, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Hoá học ở trường phổ thông. Các bài tập phân hóa – nêu vấn đề này đã được thực nghiệm tại Trường THPT Nguyễn Quang Diêu – Thành phố Cao Lãnh, THPT Nguyễn Đình Chiểu – Thị xã Sa Đéc, THPT Tam Nông – Huyện Tam Nông, THPT Long Khánh A – Huyện Hồng Ngự - Tỉnh Đồng Tháp. - Lấy trình độ phát triển chung của học sinh (HS) làm nền tảng. Nội dung và phương pháp trước hết phải phù hợp với trình độ và điều kiện chung này. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG BÀI TẬP PHÂN HÓA - NÊU VẤN ĐỀ 1.1 Dạy học phân hoá Dạy học phân hoá xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa sự thống nhất và sự phân hoá, tức là thể hiện sự kết hợp giữa hoạt động “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa “phổ cập” với “nâng cao” trong dạy học ở trường phổ thông (Nguyễn Bá Kim & Bùi Huy Ngọc, 2010) cần được tiến hành theo tư tưởng chủ đạo sau: - Sử dụng những biện pháp phân hoá giúp HS yếu kém vươn lên trình độ chung. Cách dạy học này dựa vào “vùng phát triển gần nhất” của HS tức là chỉ cần gợi ý nhỏ là HS có thể giải được bài toán tương đối khó khăn hơn so với sức của HS. - Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hoá nhằm giúp HS khá, giỏi đạt được những 66 Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 66 – 78 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản đặt ra từ mục tiêu của bài học. nhất. Đối với dạy học nêu vấn đề tính phân hoá của nó lại càng cần thiết để phát huy hết ưu thế của nó. Vì nếu vấn đề đưa ra không vừa sức hoặc quá khó thì HS sẽ không được đặt vào tình huống có vấn đề để lôi cuốn họ vào việc tìm kiếm, phát hiện kiến thức nhanh. Từ đó HS sẽ thấy học tập như là một chướng ngại khó khắc phục. Ngược lại vấn đề đưa ra quá dễ sẽ gây cho HS sự nhàm chán, không kích thích tư duy tích cực của HS. Sự phân hoá trong dạy học nêu vấn đề được thể hiện ở hai hình thức (Lê Văn Năm, 2004): 1.2 Dạy học nêu vấn đề Dạy học nêu vấn đề là kiểu dạy học mà thầy giáo tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, để HS hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề mà thông qua đó lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Dạy học nêu vấn đề có ba đặc trưng cơ bản (Lê Văn Năm, 2011): - Giáo viên (GV) đặt ra trước HS một loạt những bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm. Đây không phải là những vấn đề rời rạc, mà là một hệ thống có quan hệ logic với nhau và được cấu trúc lại một cách sư phạm gọi là bài toán nêu vấn đề ơrixtic. - Mức độ của dạy học nêu vấn đề: Thuyết trình nêu vấn đề; Đàm thoại nêu vấn đề; Nghiên cứu nêu vấn đề. - Phân hoá về nội dung và mức độ phức tạp của vấn đề nghiên cứu. Mỗi vấn đề nghiên cứu có thể được phân hoá thành các câu hỏi và bài tập có mức độ khó tăng dần để phù hợp với từng đối tượng và cá thể HS. Đó là các mức độ: Tái hiện kiến thức; Phân tích - so sánh; Vận dụng sáng tạo kiến thức trong tình huống mới. - HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán ơrixtic như mâu thuẫn nội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong muốn giải quyết bằng được bài toán đó. - Trong quá trình giải và bằng cách giải bài toán ơrixtic mà HS chiếm lĩnh một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách giải và do đó có cả niềm vui sướng của sự phát minh sáng tạo. 1.3.2 Y ...

Tài liệu có liên quan: