Danh mục tài liệu

Bài giảng Cây lương thực - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 131      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Cây lương thực cung cấp cho người học những kiến thức như: Đặc điểm thực vật học cây lúa; Yêu cầu sinh thái và sinh trưởng, phát triển của cây lúa; Đặc điểm sinh lý cây lúa; Kỹ thuật trồng lúa; Cây ngô; Cây khoai lang; Cây sắn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cây lương thực - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai1 LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất lương thực là ngành quan trọng của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lươngthực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất. Cây lương thực quan trọng thứ hailà ngô, thứ ba là cây sắn đang có xu hướng gia tăng về diện tích gieo trồng. Việt Nam hiện đãđạt được an ninh lương thực trên phạm vi quốc gia. Tuy nhiên để đảm bảo được an ninh lươngthực ở cấp hộ gia đình trên phạm vi cả nước vẫn đang còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở miềnnúi phía Bắc. Cây lương thực là môn học bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo của nhiều trườngĐại học Nông nghiệp trên cả nước nói chung và được giảng dạy tại khoa Nông lâm trườngCao đẳng Cộng đồng Lào Cai. Tập bài giảng Cây lương thực này được biên soạn dùng làm tài liệu giảng dạy cũngnhư tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Cao đẳng Nông lâm kết hợp và Trung cấp Trồngtrọt của trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai. Kết cấu tập bài giảng Cây lương thực gồm haiphần là Cây lúa và Cây màu (Cây ngô, Cây khoai lang và Cây Sắn). Trong quá trình biên soạn tập bài giảng này, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu củacác tác giả. Tuy nhiên, do thời gian, nguồn tư liệu có hạn nên không tránh khỏi những thiếusót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để tập bài giảng Câylương thực hoàn chỉnh hơn. Tác giả 2 PHẦN MỘT: CÂY LÚA Chương 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ SINH VẬT HỌC CÂY LÚA1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI1.1.1. Nguồn gốc Cây lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, là một trongnăm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì (tiểu mạch), sắn (khoai mì)và khoai tây. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đã cómặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện câylúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử 4.000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những tài liệu đểxác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Mặc dù ý kiến cụ thể về nguồn xuất xứ còn khác nhau, chưa thống nhất nhưng có nhiềutài liệu lịch sử và di tích khảo cổ đã chứng minh về phương diện sinh thái học cây lúa và nghềtrồng lúa đã có từ lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nhất là ở Châu Á. Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryza. Trong chiOryza có nhiều loài, sống một năm hoặc nhiều năm, trong đó chỉ có 2 loài trồng là Oryzasativa: phổ biến ở Châu Á, chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa, có nhiều giống có đặc tínhtốt, cho năng suất cao và Oryza glaberrima: hạt nhỏ, năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tíchnhỏ ở Tây Phi. Lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâuđời hình thành. Quá trình hình thành loài lúa trồng có thể được khái quát như sau: Trong thời tiền sử,các bộ lạc sinh sống trong vùng có lúa dại O. fatua đã thuần hoá nó và trồng nó ở những nơi xanhau và độc lập với nhau. Trước hết, họ hái lượm ở các vùng tự nhiên có O. fatua mọc. Đếnnhững năm gần đây, nông dân ta ở Nam bộ vẫn còn đi gặt “lúa ma” ở Đồng Tháp Mười.Những nông dân ở bán đảo Đông Dương có thể là những người đầu tiên đã đem hạt O. fatua“gieo” quanh nơi cư trú. Chiến tranh, sự trao đổi, sự kết hợp nhiều lần của các bộ lạc và việchình thành những hình thức đầu tiên của nhà nước đã làm hỗn tạp với mức độ khác nhaunhững loại hình Oryza fatua đã thuần hoá, đã làm đa dạng hoá các loại hình lúa bắt đầu đượcgieo trồng. Từ đó nảy sinh vô số các loại hình và các giống lúa khác nhau mà ngày nay theophân loại của Carl Linné đã được gọi tên chung là Oryza sativa.1.1.2. Phân loại Có thể coi Linné là người đầu tiên đặt nền móng cho việc phân loại Oryza. Trong cuốn“Các loài thực vật” (Species Plantanlm, 1753), Linné đã mô tả loài Sativa trồng ở Ấn Độ(Goutchin G.G. 1935). Việc phân loại chỉ Oryza có nhiều ý kiến khác nhau: - Roshevits R.U. (1931) chia chi Oryza ra làm 19 loài. - Chaherjee, (1948) chia làm 23 loài. - Richharia R, (1960) chia làm 18 loài. - Gkose R.L.M và cộng sự (1962) chia làm 24 loài. - Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI (1963) đã phân chi Oryza làm 19 loài Nói chung các loài Oryza đều là những cây ưa đầm lầy, trừ Oryza meyriana và một sốloại hình thuộc loài Oryza oficinalis có khả năng sinh sống ở những khu rừng ẩm thấp và trongnhững thung lũng ẩm. 3 Đối với lúa trồng, cũng có nhiều cách phân loại khác nhau: - Theo điều kiện sinh thái, Kato (1930) chia lúa trồng thành 2 nhóm lớn là Japonica (lúacánh) và Indica (lúa t ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: