
Bài giảng Hóa học đại cương: Hóa vô cơ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hóa học đại cương: Hóa vô cơ HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG HÓA VÔ CƠ 1 HÓA VÔ CƠ CHƯƠNG I CẤU TẠO NGUYÊN TỬ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1.1 MỞ ĐẦU Các nhà triết học cổ đại đã giả thiết nguyên tử tồn tại như những hạt vô cùng nhỏ không thể nhìn thấy, không thể chia nhỏ được. Cho đến nay sự tồn tại của nguyên tử đã được xác nhận bằng thực nghiệm. Đến cuối thế kỷ thứ 19, hàng loạt những phát minh quan trọng về vật lý như khám phá ra các hạt cơ bản: e, p, n... Kết quả phát minh này đã làm cho chúng ta thêm sáng tỏ nguyên tử là hệ vi mô có cấu trúc khá phức tạp. Bảng 1.1 Khối lượng và điện tích của các hạt trong nguyên tử Khối lượng (m) Điện tích (q) Loại hạt kg u C Electron 9,1.1031 5,55.104 1,6.1019C = eo Proton 1,672 1027 1,007 + 1,6.1019C = +eo Nơtron 1,675 1027 1,009 0 Đầu tiên, Thomson – Lorentz đã đưa mẫu nguyên tử ở dạng hình cầu với đường kính khoảng d = 1010 m = 1A0. Tâm của hình cầu là hạt nhân tích điện dương, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Tiếp sau, vào năm 1911 Rucherford đã đề xuất mẫu hành tinh nguyên tử. Ông ví trái đất và các hành tinh khác như các electron quay quanh mặt trời được coi là hạt nhân. Mẫu hành tinh nguyên tử do Rucherford đề xướng được hoàn thiện thêm một bước nữa bởi lý thuyết của Borh. Thuyết của Borh đã đưa ra các luận điểm sau: * Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân với quỹ đạo, bán kính hoàn toàn xác định và được gọi là trạng thái dừng. * Các electron chuyển động trên quỹ đạo này có năng lượng xác định và năng lượng của chúng được bảo toàn. * Khi electron nhận năng lượng thì chúng chuyển lên quỹ đạo xa hạt nhân hơn, ở quỹ đạo này electron ở trạng thái không bền và chúng chuyển về quỹ đạo gần hạt nhân hơn đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ theo công thức sau: 2 E Ec − Et h. 3 HÓA VÔ CƠ c hc Với ν tần số, E . Bước sóng λ của bức xạ điện từ do electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao xuống trạng thái có mức năng lượng thấp hơn đã tạo ra dãy vạch quang phổ của nguyên tử hiđro. Tuy nhiên thuyết Bohr còn nhiều điểm thiếu sót, hạn chế. 1.2 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hai loại hạt proton và nơtron nên chúng được mang điện tích dương. Điện tích dương của hạt nhân (Z+) bằng số proton trong hạt nhân và bằng số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn. Số khối A = Z + N Z : Số proton ; N : Số nơtron. Tổng khối lượng proton và nơtron có giá trị gần bằng khối lượng nguyên tử. Ký hiệu nguyên tử A X . Ví dụ : Clo ( 35 Cl 37 Cl ...) : , Z 17 17 Đồng vị: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau. 35 Ví dụ: Nguyên tố Clo trong thiên nhiên là hỗn hợp của hai đồng 17 Cl (75,53%) và 37 vị Cl 17 (24,47%). Hai đồng vị này đều có 17 proton nhưng số nơtron lần lượt là 18 và 20 hạt. Do phần lớn các nguyên tố hóa học là hỗn hợp nhiều đồng vị cấu thành nên trong thực tế người ta thường xác định nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp đồng vị. Ví dụ: Khối lượng nguyên tử trung bình của clo là: 35.75, 53 37.24, 47 M 35, 49 100 1.3 CƠ SỞ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ 1.3.1 Tính chất sóng hạt của các hạt vi mô Cuối thế kỷ 19, vật lý học đã thu được bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và đầu thế kỷ 20 người ta lại khẳng định ánh sáng có tính chất hạt. Năm 1 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Hóa học đại cương Bài giảng Hóa vô cơ Hóa học đại cương Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử Nhiệt động học Động hóa họcTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 4 - Trường ĐH Phenikaa
36 trang 349 0 0 -
Giáo trình Hóa học đại cương: Phần 2
91 trang 181 0 0 -
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Sự điện li (phần 2)
4 trang 156 0 0 -
Giáo trình Hóa học đại cương: Phần 1
82 trang 148 0 0 -
Giáo trình Lý sinh học: Phần 1 - GS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân
129 trang 89 0 0 -
Bài tập đội tuyển máy tính bỏ túi
9 trang 65 0 0 -
Bài giảng Vật lý đại cương 1 - Chương 5: Các nguyên lý nhiệt động học
74 trang 63 0 0 -
Bài giảng Hóa học đại cương: Chương III - ThS. Nguyễn Vinh Lan
9 trang 59 0 0 -
31 trang 58 0 0
-
Giáo trình Vật lý thống kê: Phần 1
183 trang 54 0 0 -
Giáo trình Thực hành hóa học đại cương: Phần 1
36 trang 52 0 0 -
Giáo trình Thực hành hóa học đại cương: Phần 2
42 trang 50 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 8 - Trường ĐH Phenikaa
58 trang 47 0 0 -
Bài giảng Hóa học đại cương - ĐH Nông lâm TP.HCM
213 trang 47 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 1 - Trường ĐH Phenikaa
77 trang 46 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 9 - Trường ĐH Phenikaa
63 trang 46 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 3 - Trường ĐH Phenikaa
40 trang 45 0 0 -
Bài tập hóa lý tuyển chọn: Phần 2
212 trang 43 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 2.1 - Trường ĐH Phenikaa
27 trang 43 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 5 - Trường ĐH Phenikaa
46 trang 42 0 0