
BẠI LIỆT
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠI LIỆT BẠI LIỆTĐại CươngNuy là loại bệnh gân cơ mềm yếu, lâu ngày không vận động được làm cho các cơbị teo.. YHCT gọi là Nuy Chứng, Nuy Tý (Atrophy Disorder), Nhuyễn Cước Ôn.+ Nuy chỉ trạng thái chân tay mềm yếu không sức.+ Tý chỉ trạng thái chi dưới mềm yếu không có sức.. Các chứng trạng lâm sàng của Nuy giống với các bệnh: Tủy Sống Viêm Cấp, Cơteo, Liệt cơ Năng, Tê Dại Có Chu Kỳ, Bại Liệt Do Hysteria, Liệt Mềm Do DiChứng Của Trung Khu Thần Kinh...trong YHHĐ.Triệu ChứngTrên lâm sàng thường gặp 4 loại sau:Can Thận Hư Nhược-Chứng: Phát bệnh một cách từ từ, cơ thể và tay chân mềm yếu, không có sức,lưng gối mỏi, chóng mặt, tai ù, di tinh, tiểu nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch TếSác.-Điều Trị: Bổ ích Can Thận, tư âm, thanh nhiệt.Sách ‘Nội Khoa Học Thượng Hải ‘ dùng bài: HỔ TIỀM HOÀN (Cảnh Nhạc ToànThư, Q. 57): Bạch thược 80g, Can khương 20g, Hoàng bá 320g, Hổ cốt 40g, Quybản 160g, Thục địa 80g, Tỏa dương 60g, Trần bì 80g, Tri mẫu 80g. Tán bột, trộnvới rượu và hồ làm hoàn. Ngày uống 12g, với nước pha muối loãng, trước lúc ăncơm.(Hoàng bá, Tri mẫu, Đương quy, Sinh địa để tiệt âm, giáng hoả, trong đó Hoàngbá dùng liều cao để giáng hoả, làm chủ; Bệnh có liên hệ đến gân cốt cho nên phốidùng với Thược dược để nhu can, dưỡng cân; Hổ cốt để mạnh gân cốt. Thuốc âmnhu có thể gây nên đình trệ, cho nên thêm Toả dương để tráng dương, ích tinh;Can khương để ôn trung, Trần bì để lý khí, tỉnh tỳ).Phế Nhiệt Tổn Thương Tân Dịch-Chứng: Phát sốt, tự nhiên thấy chân tay mềm yếu, không lực, da khô, tâm phiền,khát, ho khan, họng khô, táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,mạch Tế Sác.-Điều Trị: Thanh nhiệt, nhuận táo, dưỡng Phế, ích Vị.Sách ‘ Nội Khoa Học Thượng Hải ‘ dùng bài: Thanh Táo Cứu Phế Thang (Y MônPháp Luật, Q. 4): A giao 3,2g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 2,8g, Hồ ma nhân 4g,Mạch môn 4,8g, Nhân sâm 2,8g, Tang diệp 12g, Thạch cao 10g, Tỳ b à diệp 1 lá,Sắc uống nóng.(Tang diệp vị nhẹ, để tuyên táo khí ở phế; Thạch cao thanh táo nhiệt ở Phế Vị, làmquân; A giao, Mạch môn, Hồ ma nhân nhuận phế, tư dịch, làm thần; Nhân sâm íchkhí, sinh tân; Hạnh nhân, Tỳ bà diệp tả phế, giáng nghịch, làm tá; Cam thảo điềuhòa các vị thuốc, làm sứ).Thấp Nhiệt Xâm Nhập- Chứng: Chân tay mềm yếu không có sức, ph ù nhẹ, chi dưới thường bị tê dại, cókhi phát sốt, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu hoặc Sác.- Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.Sách ‘ Nội Khoa Học Thượng Hải’ dùng bài Nhị Diệu Tán (Đan Khê Tâm Pháp,Q. 4) : Hoàng bá 40g, Thương tru ật 80g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 –12g.-GT: Hoàng bá thanh nhiệt; Thương truật ôn táo thấp. Hai vị hợp lại có tác dụngthanh nhiệt, táo thấp nhất là chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.Thêm Phòng kỷ, Trạch tả, Tỳ giải, Ý dĩ.Tỳ Vị Hư Nhược- Chứng: Chi dưới từ từ bị mềm yếu, không lực, kém ăn, đại tiện lỏng, mặt phù,sắc mặt kém tươi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế.- Điều Trị: Ích khí, kiện Tỳ.Sách ‘ Nội Khoa Trung Y Thượng Hải’ dùng bài: Sâm Linh Bạch Truật Tán (TháiBình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 3): Bạch truật 8g, Biển đậu 8g,Cát cánh8g, Chích thảo 4g, Hạt sen 8g, Nhân sâm 8g, Phục linh 12g, Sa nhân 8g, Sơn dược8g, Ý dĩ 12g. Sắc, chia 2 lần uống.(Bài này dùng Tứ Quân Tử Thang hợp với Biển đậu, Sơn dược để kiện tỳ, ích khí;Hợp với Ý dĩ nhân, Sa nhân để thấm thấp, lợi thấp, hóa thấp; D ược tính bình hòa,không béo, không táo, không thiên về hàn hoặc nhiệt.CHÂM CỨUTheo Châm Cứu Học Thượng Hải:Kết hợp lấy huyệt theo kinh và huyệt tại chỗ.* Chi Trên Liệt: Kiên ngung (Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Týnhu (Đtr.14), Kiên tam châm (Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu).+ Khủy tay không co duỗi đ ược: thêm Khúc trạch (Tb.3), Nội quan (Tb.5), Ngoạiquan (Ttu.5), Tam trì (Trì tiền, Khúc trì, Trì hậu).+ Cổ tay rũ xuống: thêm Ngoại quan (Ttu.5), Tứ độc (Ttu.9).* Chi Dưới Liệt: Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân môn (Bq.37), Bể quan(Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền (Đ.34).+ Chân nhấc khó khăn: thêm Phục thố (Vi.32).+ Đầu gối co lại: thêm Âm thị (Vi.33).+ Chân gấp ngược lên: thêm Thừa sơn (Bq.57), Thữa phò (Bq.57), Ủy trung(Bq.40).+ Bàn chân bị thõng xuống: thêm Giải khê (Vi.41).+ Bàn chân lệch vào trong: thêm Phong thị (Đ.31), Tuyệt cốt (Đ.38), Côn lôn(Bq.60).+ Chân lệch ra ngoài: thêm Tam âm giao (Ty.6), Thái khê (Th.3).Theo ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’:+ Chi trên: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Dương khê.+ Chi dưới: Bể quan, Lương khâu, Túc tam lý, Giải khê.. Phế nhiệt thêm Xích trạch, Phế du.. Vị nhiệt: thêm Nội đình, Trung quản.. Thấp nhiệt: thêm Âm lăng tuyền, Tỳ du.. Can Thận bất túc thêm Can du, Thận du, Huyền chung, Dương lăng tuyền, Tháikhê.. Nếu do chấn thương: thêm Cách du, Huyết hải.(Theo Nội Kinh, trị nuy trọc, dùng Dương minh, vì vậy, lấy huyệt của kinh thủ túcDương minh làm chính. Kinh Dương minh nhiều khí, nhiều huyết, ‘chủ nhuậntông cân’để thanh nhiệt, nhuận tông cân. Dương minh và Thái âm có quan hệ biểulý. Phế chủ trị về khớp, Tỳ chủ sự vận hóa, vì vậy dùng Phế du, Xích trạch đểthanh nhiệt ở Phế, sinh tân dịch; Tỳ du, Âm lăng tuyền để hóa thấp nhiệt, kiệntrung tiêu. Can Thận bất túc, dùng du huyệt của Can và Thận để điều bổ tinh khícủa Can, Thận; Dương lăng tuyền là huyệt hội của cân, Huyền chung là huyệt hộicủa tủy, Thái khê là nguyên huyệt của kinh Thận, các huyệt này phối hợp có tácdụng làm mạnh gân, ích tủy, tư thủy. Trung quản là huyệt hội của phủ, Nội đình làhuyệt vinh của kinh Vị dùng để thanh tả nhiệt ở Vị. Cách du là huyệt hội củahuyết, hợp với Huyết hải để hoạt huyết, hóa ứ).Dùng phép châm tả, lưu kim 20-30 phút, ngày châm một lân, 10 lần là một liệutrình.Can Thận bất túc, châm bổ, có thể thêm cứu, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu mộtlần, mỗi lần 15-20 phút. 15 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị LiệuHọc).Nhĩ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học cổ truyền tài liệu y học cổ truyền lý thuyết y học cổ truyền chữa bệnh bằng y học cổ truyền bài giảng y học cổ truyềnTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 87 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 83 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0 -
102 trang 64 0 0
-
108 trang 62 0 0