
Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn Trang 1 HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Đến giữa thế kỷ thứ XIX thế giới đã tích lũy được nhiều kiến thức và tài liệu thựcnghiệm về các nguyên tố hóa học. Chẳng hạn, đến lúc bấy giờ đã có hơn 60 nguyên tốđược phát minh, nhiều hợp chất hóa học khác nhau đã được nghiên cứu, nhiều tính chấtlý học, hóa học đặc trưng của các nguyên tố, hợp chất đã được thiết lập... Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghiệp lúc bấy giờ đòi hỏiphải tiếp tục nghiên cứu về các nguyên tố và hợp chất của chúng một cách mạnh mẽ vàcó hệ thống. Điều này đặt ra cho các nhà hóa học vấn đề hệ thống hóa cácnguyên tố đểtìm ra những quy luật chung nói lên mối liên hệ giữa chúng với nhau. Trong bối cảnh đó, định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóahọc nổi tiếng của Mendeleev ra đời và sau này kết hợp cùng với quan niệm hiện đại đểxây dựng bảng Hệ thống tuần hoàn ngày nay. Qua quá trình tìm hiểu và tự nghiên cứu, chúng ta sẽ trình bày các cơ sở ý thuyếtđể xây dựng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố (chu kỳ, nhóm, phân nhóm, ô) theoquan niệm hiện đại. Và trên cơ sở lý thuyết đó cùng với cấu trúc vỏ electron nguyên tử,chúng ta sẽ sắp xếp các nguyên tố từ số 11 đến 46 vào các chu kỳ, nhóm, phân nhóm vàô thích hợp (dạng bảng ngắn).VAA HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – LỚP ĐV1-K5 Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn Trang 2 Phần 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾTMối liên quan của những số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học với điện tíchhạt nhân, số electron nguyên tử của nguyên tố. Số hiệu nguyên tử = Số thứ tự ô = Số electron = Số đơn vị điện tích hạt nhânI) KHÁI NIỆM VỀ Ô CHU KỲ, NHÓM, CÁC PHÂN NHÓM TRONG BTHHH THEO QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI. 1. Ô nguyên tố: Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử Z = số p = số e Ô nguyên tố cho ta biết: + Số thứ tự nguyên tố: là số điện tích hạt nhân hay số electron có trong nguyên tử. + Số thứ tự chu kỳ. + Số thứ tự nhóm. + Loại phân nhóm của nguyên tố.VAA HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – LỚP ĐV1-K5 Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn Trang 3 2. Chu kỳ: - Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ tương ứng với 7 lớp electron. - Chu kỳ là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron, bắt đầu là kim loại kiềm (trừ chu kỳ I) và kết thúc là khí hiếm. Số thứ tự chu kỳ = Số lớp electron - Chu kỳ nhỏ là các chu kỳ 1, 2, 3 chỉ gồm các nguyên tố s và p. - Chu kỳ lớn là chu kỳ 4, 5, 6, 7 gồm các nguyên tố s, p, d, f. 3. Nhóm và phân nhóm: - Nhóm là tập hợp các nguyên tố có số electron hóa trị bằng nhau và có hóa trị cao nhất với oxi bằng nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau. Số thứ tự nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng Số thứ tự nhóm B = Số electron hóa trị - Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B, mỗi nhóm chiếm một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột. + Nhóm A gồm các nguyên tố s và p. + Nhóm B gồm các nguyên tố d và f. + Các nguyên tố s ở nhóm IA, IIA và He + Các nguyên tố p ở nhóm IIIA đến VIIIA trừ He. + Các nguyên tố d ở nhóm IB đến VIIIB. + Các nguyên tố f gồm họ latan và họ actini.VAA HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – LỚP ĐV1-K5 Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn Trang 4- Chú ý: + Không phải nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (Ví dụ: Cl có 7e, Mn có 2e) + Không phải nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (Ví dụ: Zn có 2e, Cd có 1e) + Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng tương tự nhau (vì có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau)II) NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY TẮC CỦA SỰ PHÂN BỐ ELECTRON NGUYÊN TỬ. 1. Nguyên lý Pauli: “Trong một nguyên tử không thể có hai (hay nhiều) electron có bốn số lượng tử như nhau” - Ví dụ: Nguyên tử Hiđro chỉ có một electron, ở trạng thái cơ bản, electron đó tương ứng với bộ bốn số lượng tử: n = 1, l = 0, ml = 0, ms = +1/2; tức là H: 1s1 - Hệ quả của nguyên lí là mỗi AO chỉ có thể chứa nhiều nhất hai electron có spin trái dấu. - Orbital nguyên tử không có electron nào choán được gọi là orbital trống, electron duy nhất chứa trong một orbital nào đó được gọi là electron độc thân. Cặp electron spin trái dấu của một orbital nào đó được gọi là cặp electron kết đôi. 2. Nguyên lý vững bền: “Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, các electron sẽ choán những mức năng lượng thấp trước (tức là trạng thái vững bền trước rồi mới đến những trạng thái năng lượng cao hơn tiếp theo)” - Trình tự phân bố mức năng lượng được tóm tắt trong một quy tắc gọi là quy tắc Kletskopxki gồm những điểm: + Khi điện tích hạt nhân tăng, các electron sẽ choán các mức năng lượng có số (n + l) lớn dần. + Đối với các phân lớp có tổn (n + l) bằng nhau thì electron được điền vào phân lớp có trị số n nhỏ trước rồi tới phân lớp có n lớn hơn.VAA HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – LỚP ĐV1-K5 Bài tiểu luận: Bảng hệ thống tuần hoàn Trang 5 Quy tắc Kletskopxki - Ví dụ: Nguyên tử Hiđro chỉ có một electron, ở trạng thái cơ bản, electron đó tương ứng với bộ bốn số lượng tử: Li Z 3 : 1s2 2s1 2p0 Be Z 4 : 1s2 2s2 2p0 B Z 5 : 1s2 2s2 2p1 3. Quy tắc Hund: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bảng tuần hoàn luận văn hóa học hóa đại cương hệ thống tuần hoàn phương pháp học hoá bài tập hoá học cách giải nhanh hoáTài liệu có liên quan:
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Khái niệm mở đầu về hóa hữu cơ
2 trang 111 0 0 -
Tiểu luận: Các nguồn nitrat nitrit vào trong thực phẩm
19 trang 83 1 0 -
Giáo trình Hoá đại cương (Nghề: Khoan khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
82 trang 64 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Hóa đại cương năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 trang 58 2 0 -
2 trang 57 0 0
-
Báo cáo: Thực hành hóa đại cương - ĐH Tài nguyên và môi trường TP. HCM
15 trang 56 0 0 -
Bài tập hóa kỹ thuật - Tập 1 - Đáp án và hướng dẫn phần I
15 trang 56 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất PVC- S
122 trang 53 0 0 -
Từ điển Công nghệ hóa học Anh - Việt: Phần 1
246 trang 53 0 0 -
Giải bài tập Hóa học (Tập 1: Hóa đại cương): Phần 2
246 trang 50 0 0 -
110 câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết phần cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn và liên kết hóa học
8 trang 49 0 0 -
81 trang 48 0 0
-
13 trang 47 0 0
-
Bài giảng Hóa đại cương 2 - ĐH Nông Lâm TP.HCM
164 trang 47 0 0 -
Thực hành thí nghiệm Hoá đại cương: Phần 2
34 trang 47 0 0 -
Hóa đại cương: Phần 2 - Nguyễn Đình Soa
241 trang 44 0 0 -
Bài giảng Hóa đại cương vô cơ 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
51 trang 42 0 0 -
Bài giảng Hóa đại cương: Chương 1 - ĐH Nông Lâm TP.HCM
47 trang 40 0 0 -
Bài Giảng Hóa Đại Cương 1 - Chương 9&10
13 trang 38 0 0 -
Tìm hiểu về hóa đại cương (Dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa): Phần 1
107 trang 38 0 0