
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis) BỆNH HỌC THỰC HÀNH LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis) Là hiện tượng khối xương ngày càng mất đi khi số tuổi càng tăng. Xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và như vậy dễ gẫy hơn. Hậ u quả là nguy cơ gẫ y xương tăng, chỉ cần va chạm nhẹ , té ngã, trượt chân hoặc cố gắng có thể bị gẫy xương cổ tay, đốt sống cổ, xương đùi… Dẫn đến đau nhức mạn tính hoặc biến dạng cột sống… Ở Mỹ năm 2000 có đến hơn 8 triệu người bị loãng x ương và 17 triệu người bị giảm khối xương, có thể xếp vào loại có nguy cơ cao sẽ bị loãng xương. Thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi. Nam hoặc nữ đều có thể bị loãng xương nhưng đàn bà dễ bị loãng xương hơn đàn ông 8 lần. Là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. YHCT xếp vào loại Yêu Thống, Chuỳ Thống. Nguyên Nhân Theo YHHĐ: Ở phụ nữ đến tuổi 45 có 20% phụ nữ có thể bị loãng xương và đến 65 tuổi, tỉ lệ lên đến 80%. Lý do chính khiến các bà có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các ông là ngay từ tuổi thanh niên, khối xương ở phụ nữ đã thấp hơn so với nam giớ i, vì vậy xương càng mất chất thì các bà càng dễ bị tổn thương. Ở nam giớ i, hormon Testosteron có khả năng bảo vệ xương cho đến tuổi 60-70. trong khi đó hormon Estrogen cần để giữ cho xương mạnh và chắc ở phụ n ữ đã giả m sau tuổi mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có khuynh hướng ăn ít thức ăn giầu Calci (uống sữa…), cũng có thể do ống tiêu hoá của phái nữ tỏ ra ít dung nạp với đường Lactose, hoặc do các bà sợ uống sữa dễ mập… Điều này bất lợi cho xương vì họ đã không nạp vào đủ lượng Calci cần thiết từ thức ăn hàng ngày. Theo YHCT: Do tiên thiên bấ t túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, bệnh mạn tính. (Theo sách Nội Kinh) Thận chủ cốt, chủ tu ỷ. Thận sung mãn thì xương sẽ cứng chắc. Vùng lưng là ‘phủ’ của Thận, lưng trên cũng là đường của Thận. Vì vậ y chứng loãng xương chủ yếu là do Thận hư yếu, cả Thận âm lẫ n Thận dương. Thận dương hư sẽ kéo theo Tỳ dương hư, Can huyết và Thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn thương Tỳ, tăng thấp nhiệt. Thuốc lá làm tổ n thương Phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh. Chẩn Đoán . Phụ nữ tuổi 65 trở lên cần xác định tỉ trọng xương. . Một số nhà nghiên cứu cho rằng nênchẩn đoán loãng x ương liền sau khi mãn kinh để b iết khối lượng xương.. nếu tỉ trọng xương bình thường, tốt thì người phụ nữ này không có nguy cơ bị loãng xương sau đó. . Các nhà nghiên cứu nêu ra bảng trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra mức độ loãng xương: (Tuổi bạn có trên 45 không? (Nước da bạn có trắng mịn và tóc bạn có thuộc loại sợi nhỏ, mầu vàng không? (Mẹ hoặc chị của bạn đã từng bị gẫy xương hoặc được chẩn đoán là bị loãng xương không? (Các cụ bà lơn tuổ i trong dòng họ của bạn có bị còng lưng không? (Bạn có thuốc loại người có vóc nhỏ, xương nhỏ và nhẹ cân không? (Bạn có hút thuốc không? (Trong ngày, phần lớn thời gian bạn ở trong nhà, ngay cả khi tập thể dục? (Bạn có luyện tập nhiều đến độ ngưng thấy kinh không? (Bạn có lúc ăn kiêng, lúc không ăn kiêng? (Bạn có thói quen uống cà phê và sođa thường xuyên không? (Bạn có đang trong thời kỳ mãn kinh không. Mãn kinh sớm trước 45 tuổi, sau phẫu thuật buồng trứng hoặc mãn kinh bình th ường? (Bạn hiện có đang dùng thuốc trị bệ nh tuyến giáp không? (Bạn đang dùng hoặc đã có dùng trong thời gian dài một trong các loại thuốc có khả năng làm cho xương bị loãng (Corticoid, chống loét dạ dày, chống đông máu, chống động kinh…? (Ban có ăn theo chế độ nhiều lượng đạm không? (Bạn không uống thuốc bổ có calcium? (Bạn có uống nhiều rượu không? Số câu trả lời ‘Có’ càng nhiều, càng có nguy cơ cao b ị loãng xương. Biện Chứng Luận Trị + Tỳ Thận Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau, yếu, mệt mỏi, tinh thần uể oả i, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém, phân lỏng, xanh xao, lưỡ i bệu, rêu lưỡ i trắng mỏng, mạch Nhược, Trì. Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương. Dùng bài Hữu Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử 15g, Sơn thù, Sơn dược đều 12g, Phụ tử, Đỗ trọng, Bổ cốt chỉ, Bạch truật đều 9g, Nhân sâm, Nhục quế, Chích thảo đều 6g. (Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm. Hợp với Câu kỷ tử để dưỡng âm, bổ dương theo ý ‘Âm Dương cùng một ngu ồn’ và ‘Dương sinh âm trưởng’; Bổ cốt ch ỉ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Nhục quế, Phụ tử đều ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng. Ngoài ra, Tục đoạn hành huyết, mạnh xương, nối chỗ gẫy; Đỗ trọng là vị thuốc chủ yếu trị đau lưng; Bổ cốt chỉ làm mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo bổ hậu thiên để hỗ trợ tiên thiên). Tiêu chảy thêm Nhục đậu khấu 9g. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Đau thắt lưng thêm Ngũ gia bì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
loãng xương bệnh học các bệnh thuờng gặp bệnh trong gian gian y học cổ truyềnTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 87 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 83 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
102 trang 64 0 0
-
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0 -
108 trang 62 0 0