Danh mục tài liệu

Cẩm nang Hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước: Phần 1

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.25 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cẩm nang Hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước: Phần 1 trình bày một số kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang Hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước: Phần 1 ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC HỘI CHÂU Á (TÀI LIỆU THAM KHẢO NỘI BỘ) NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH LỜI MỞ ĐẦU 3 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ộtchức năng quan trọng của Quốc hội là giám sát M tối cao đối với ngân sách nhà nước (NSNN). Với chức năng này, Quốc hội hướng tới mục tiêu đảm bảo việc thu, chi, cân đối NSNN tích cực, hiệu quả phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quốc hội cũng hướng tới mục tiêu phát triển một nền quản trị công hiện đại, công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình và sự tham gia của cử tri và cộng đồng trong chu trình ngân sách. Việc giám sát NSNN một cách chặt chẽ, bài bản, với hiệu lực và hiệu quả cao ngày càng trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi bội chi NSNN có xu hướng tăng cao, dẫn đến nợ công tăng gần chạm ngưỡng an toàn về nợ công; nợ Chính phủ đã vượt trần cho phép. Việc giám sát ngân sách chặt chẽ cũng cần thiết nhằm cải thiên tính hiệu quả của chi đầu tư và kiểm soát sự gia tăng của chi thường xuyên. Trong những nhiệm kỳ gần đây, hiệu quả hoạt động giám sát NSNN của Quốc hội đã được tăng cường rõ rệt. Vai trò giám sát của Quốc hội không chỉ dừng lại ở giám sát tối cao tại 2 kỳ họp trong năm và giám sát chuyên đề mà còn được tiếp nối và thường xuyên được thực hiện bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong đó Ủy ban Tài chính - Ngân sách đóng vai trò trung tâm trong hoạt động giám sát NSNN. Kết quả khảo sát quốc tế đã đánh giá khá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam trong lĩnh vực NSNN. Chỉ số Ngân sách mở 2015 (2015 Open Buddget Index) cho thấy Việt Nam đã đạt 61 điểm về giám sát ngân sách của cơ quan lập pháp, chỉ đứng sau 5 nước phát triển cao ở châu Âu và Mỹ: cao nhất là Pháp (91 điểm), tiếp đến là Đức (88 điểm), Mỹ (85 điểm), Cộng hòa Séc (82 điểm), và Nga (79 điểm). Chỉ số xếp hạng của Việt Nam về công khai, minh bạch ngân sách và tiếp cận thông lệ quốc tế trong quản lý NSNN theo hướng hiến đại cũng được cải thiện. Thế nhưng việc giám sát NSNN của Quốc hội trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn nể nang, né tránh, chưa phát huy đầy đủ vai trò và trách nhiệm, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả và chất lượng giám sát chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là năng lực giám sát của đại biểu Quốc hội (chủ thể thực hiện quyền giám sát) còn hạn chế. Vì vậy, giải pháp quan trọng hàng đầu hiện nay là tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức cơ bản về tài chính - ngân sách và kỹ năng giám sát ngân sách cho đại biểu Quốc hội, nhất là những đại biểu kiêm nhiệm, được bầu lần đầu trong nhiệm kỳ Quốc hội. Thực hiện nhiệm vụ này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tuyển chọn các chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu, biên soạn, hoàn chỉnh và phát hành lần đầu tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước”. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Quốc hội, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIII, khóa XIV, Vụ Tài chính - Ngân sách. LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình biên soạn, Nhóm nghiên cứu đã nhận được sự tham gia ý kiến của nhiều chuyên gia, đặc biệt là: 4 PGS.TS Đinh Văn Nhã (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XII, XIII, XIV), Ths Nguyễn 5 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Minh Tân (Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân sách), PGS.TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học Viện Tài chính), Ths Nguyễn Thanh Hải (Vụ Tài chính - Ngân sách), TS Trịnh Tiến Dũng, Ths Nguyễn Hồng Anh (ADB). Hy vọng tài liệu tham khảo này sẽ hỗ trợ tích cực cho đại biểu Quốc hội trong việc tổ chức và hoạt động giám sát NSNN, nâng cao kỹ năng cần thiết trong việc giám sát dự toán, phân bổ và quyết toán NSNN tại Quốc hội và các cơ quan dân cử ở địa phương. Tài liệu Cẩm nang này là sản phẩm của quá trình hợp tác hiệu quả giữa Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong nỗ lực chung nhằm tăng cường năng lực giám sát quản lý tài chính công của Quốc hội Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn Cẩm nang nhưng do quy mô lớn, phạm vi rộng và tính chất chuyên môn sâu, phức tạp của nhiều vấn đề trong giám sát NSNN nên Cẩm nang khó tránh khỏi các thiếu sót. Mong quý vị độc giả đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng cho lần xuất bản sau. Các ý kiến đóng góp xin được gửi về Vụ Tài chính - Ngân sách/Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, địa chỉ: số 2 đường Độc Lập, Tòa Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, ĐT: 08041546. Ông Ng uyễn Đức Hải Ông Eric Sidg wick Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Giám đốc Quốc gia, Ngân sách của Quốc hội, Khóa XIV Ngân hàng Phát triển Châu Á DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A DB : Ngân hàng Phát triển Châu Á CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia DN N N : Doanh nghiệp nhà nước ĐB HĐND : Đại biểu HĐND Đ B QH : Đại biểu Quố ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: