
Cây thuốc vị thuốc Đông y – BẠCH HẠC & BÁCH HỢP
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – BẠCH HẠC & BÁCH HỢP Cây thuốc vị thuốc Đông y – BẠCH HẠC & BÁCH HỢPBẠCH HẠCBẠCH HẠC (白 鶴)Radix RhinacanthiTên khác: Kiến cò, Nam uy linh tiênTên khoa học: Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae).Mô tả: Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọcđối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoanhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắngnom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng gốc.Thu hái: Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.Bộ phận dùng: Rễ (Radix Rhinacanthi)Thành phần hoá học: Anthranoid (rhinacanthin)Công năng: Chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.Công dụng:- Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, t ê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốcsắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơikhô ngâm trong rượu, dấm để uống.- Trị hắc lào (ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào).Bài thuốc:1. Lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.2. Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài.Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôiBÁCH HỢPHoa Bách hợpDược liệu Bách hợpBÁCH HỢP (百合)Bulbus LiliiTên khoa học: Lilium brownii var. colchester Wils., thuộc họ Hành (Liliaceae)Tên khác: Cánh hoa li lyMô tả: Cây thảo cao 0,5-1m, sống nhiều năm. Thân hành to màu trắng đục có khi phớthồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mắc thuôn, mép nguyên, dài2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to, hình loa kèn, dài 14-16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang 5-6cm có 3 ngăn, chứa nhiềuhạt nhỏ hình trái xoan.Thu hái: Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củvào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy,nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín tái, rồi đem phơi hay sấy khô.Bộ phận dùng: Vẩy đã chế biến khô của cây Bách hợp (Lilium brownii var. colchesterWils.), họ Hành (Liliaceae).Phân bố: Cây Bách hợp mọc hoang ở một số vùng núi cao nước ta. Vị thuốc chủ yếunhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học: Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), vitamin C, alcaloid.Công năng: Nhuận phế, giảm ho, định tâm, kiện vị, dưỡng trung tiêuCông dụng: Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Phối hợp trong cácphương thuốc bổ phế chỉ khái, ho lao suy nhược. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn, tán.Bài thuốc:1. Chữa ho lâu, phổi yếu, tâm thần suy nhược, lo âu, hồi hộp, buồn bực, ít ngủ; dùngBách hợp. Mạch môn, Sinh địa, đều 20g. Tâm sen sao 5g sắc uống.2. Chữa triệu chứng đau ngực, thổ huyết: Bách hợp giã tươi, lấy nước uống.3. Chữa viêm phế quản, Bách hợp 30g, Mạch môn 10g. Bách bộ 8g, Thiên môn đông10g. Tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, sắc với 1 lít nước, còn 400ml chia ba lần uốngtrong ngày.4. Chữa đại tiện ra máu: Hạt Bách hợp tẩm rượu sao, tán nhỏ, uống 6-12g.5. Chữa đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng đau bụng: Bách hợp 30g, Ô dược 10g sắcuống.Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng. Ho do phong hàn không dùng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây bạch hạc cây bạch hợp cây thuốc đông y vị thuốc đông y y học cổ truyền mẹo chữa bệnh đông dượcTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 84 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0 -
102 trang 64 0 0
-
108 trang 63 0 0