
Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Vị thuốc Đông trùng hạ thảoĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (冬 蟲 夏 草)CordycepsTên khác: Trùng thảo, Hạ thảo Đông trùng.Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc., họ Nhục toà khuẩn(Hypocreaceae), thuộc bộ Nang khuẩn (Ascomycetes).Mô tả:Đông trùng hạ thảo là một loại khuẩn ký sinh trên một phức thể, gồm một loài côntrùng và một loài nấm (tọa khuẩn) họp thành, côn trùng thuộc họ Lân sí mục. Sâunon trông giống con tằm già, dài 3-5cm, lớn 7-10mm, sau khi khô thì bên ngoài cómàu vàng kim hoặc màu vàng. Mình sâu non có vân ngang rõ rệt, gần đầu cónhiều vân vòng nhỏ, toàn thân có 3 đôi chân ở ngực, 4 đôi chân ở bụng, 1 đôi ởđuôi, nhưng chỉ có 4 đôi chân ở bụng là rõ, đầu có chất sừng màu đỏ nâu. Sau khisấy khô, sâu non rất giòn dễ gẫy, thịt màu trắng, rắn và có mùi thơm. Phần khuẩntoạ thường dài hơn sâu non, và dài tới 7cm, màu nâu sẫm hoặc nâu, thường kýsinh trên đầu sâu non, phần đầu hơi phình to ra, như hình trụ tròn, dài và thẳngđứng, ngoài có vân dọc nhỏ, khi sấy khô khuẩn tọa dẻo, dai, khó bẻ gẫy, b ên trongmàu nâu nhạt. Phần đầu giống hình cái gậy, màu đen tím hơi sẫm, bên ngoài xù xì,có nhiều hạt nhỏ nổi lên gọi là cầu quả, hình trứng, hoặc hình bầu dục tròn. Quansát dưới kính hiển vi thì thấy mỗi quả cầu bên trong có nhiều tử nang hình dài, mỗinang tử có nang bào tử cách mô đó là công cụ truyền ty khuẩn cho thế hệ sau.Đỉnh khuẩn tỏa nhọn, không có cầu quả, màu nâu xám hoặc nâu đen.Trước đây, người ta cho rằng đây là vị thuốc mà mùa đông hóa thành sâu, mùa hètrở thành cây cỏ. Thật ra đó là một thứ nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loạicây như đã mô tả trên. Về mùa đông sâu nằm im dưới đất, nấm phát triển vào toànthân sâu để hút chất bổ dưỡng trong con sâu làm cho sâu chết. Đến mùa hè, nấmsinh ra cơ chất mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu của consâu. Khi nào người ta đào lấy cả sâu và nấm để dùng.Dược liệu: Vị thuốc gồm nấm và sâu non dài, chừng 2-3cm, đường kính chừng 3-5mm biểu hiện màu vàng nâu hay màu xám nâu. Tự đầu của con sâu mọc ra mộtthân nấm hình trụ (đặc biệt có khi 2 hay 3 con sâu). Thân nấm thường dài 3-6cm,có khi tới 11cm. Phía dưới thân nấm có đường kính 1,5-4mm, phía trên to phìnhra, cuối cùng là thon nhon, cả phần này dài 10-45mm, đường kính 2-6mm, nếu cònnon thì đặc, già thì thân rỗng.Bộ phận dùng: Khuẩn toạ, khuẩn ty và xác ấu trùng.Phân bố: Chỉ phát hiện được Đông trùng hạ thảo vào mùa hè ở một số cao nguyêncao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, ThanhHi, Cam Túc, Vân Nam...Thành phần hoá học: Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass)của Đông trùng hạ thảo có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, cónhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Các cordiceptic acid, cordycepin,adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Vitamin B12; vitamin A; vitamin C; vitaminB2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...).Công năng: Bổ Phế và Thận, ích khí, chỉ huyết và trừ đờm.Công dụng: Trị ho lâu ngày, yếu mệt, thổ huyết, nhiều mồ hôi, di tinh, đau lưngmỏi gối.Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dùng dạng rượu thuốc.Bài thuốc:+ Bồi bổ sau bệnh nặng, sau nhiều lần giao hợp: Đông tr ùng thảo 15 con, Vịt già 1con làm xong sạch sẽ, bỏ lòng ruột, chẻ đôi đầu vịt ra cho Đông trùng thảo vào cộtchặt gài đầu vào bụng cho gia vị vào, thêm hột sen, chưng tiềm cho nhừ ăn hết thịtvà nước. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Viêm khí quản mãn tính, bồi bổ cho người già, dùng Đông trùng thảo 6g,Khoản đông hoa 4,5g, Tạng bạch bì 6g, Cam thảo 5 phân, Tiểu hồi hương 1 phânsắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Kiêng kỵ: Chứng thuộc huyết và Phế có nhiệt thì cấm dùng.Chú ý: Ở Việt Nam có sử dụng con sâu sống trong thân cây Chít (Thysanoloenamaxima O. Kuntze), họ Lúa (Poaceae) với tên Đông trùng hạ thảo. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vị thuốc Đông trùng hạ thảo cây thuốc đông y vị thuốc đông y y học cổ truyền mẹo chữa bệnh đông dượcTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 84 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0 -
102 trang 64 0 0
-
108 trang 63 0 0