
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MA HOÀNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MA HOÀNG Cây thuốc vị thuốc Đông y - MAHOÀNGVị thuốc Ma hoàngMA HOÀNG (麻黄)Herba EphedraeTên khác: Thảo ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng, Trung gian ma hoàng, Chineseephedra.Tên khoa học: Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng(Ephedra equisetina Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenket Mey.) họ Ma hoàng (Ephedraceae).Mô tả:Thảo ma hoàng: Là những nhánh hình trụ tròn, đường kính 1 - 2 mm, ít phânnhánh. Mặt ngoài màu xanh lá cây nhạt đến xanh vàng, có nhiều rãnh dọc, hơi ráptay. Thân chia thành nhiều đốt và dóng rõ, mỗi dóng dài 2,5 - 3 cm; lá hình vẩynhỏ, dài 3 - 4 mm, mọc đối ít khi mọc vòng, phía trên đầu lá nhọn và cong. Thểchất giòn, dễ gẫy, vết bẻ có xơ, ruột có màu nâu đỏ. Mùi thơm nhẹ. Vị hơi đắng,chát.Mộc tặc ma hoàng: Thân có đường kính 1 - 1,5 mm, không ráp tay, thường phânnhánh nhiều. Dóng dài 1 - 3 cm. Lá là những vẩy hình tam giác, dài 1 - 2 mm, màutrắng xám, đầu lá không cuộn lại; ruột có màu đỏ nâu đến nâu đen. Trung gian mahoàng: Đường kính 1,5 - 3 mm, thường phân nhánh, ráp tay, dóng dài 2 - 6 cm. Lálà vẩy dài 2 - 3 mm, thường mọc vòng, đầu lá nhọn.Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng(Herba Ephedrae).Phân bố: Nước ta chưa thấy những cây này.Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi thân còn hơi xanh, cắt về, phơi khô, bó lạithành từng bó.Tác dụng dược lý:1. Phát hãn: chỉ dùng lúc nóng ở người có tác dụng làm tăng ra mồ hôi. Thử độcvị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.2. Giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bìnhthường.3. Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm giãn cơ trơnkhí quản.4. Lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ, kích thích bài tiết nước giảivà dịch vị.5. Tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu nên huyết áp tăng nhưng chậm và kéodài vài giờ.6. Ephedrin có tác dụng hưng phấn võ não làm tinh thần phấn chấn,hưng phấntrung khu hô hấp, làm giảm tác dụng thuốc ngủ.7. Kháng virus: có tác dụng ức chế vi rút cúm (do tinh dầu M hoàng) theo Dượchọc báo IO : 147-149; năm 1963 Trung văn.8. Rễ Ma hoàng: có tác dụng hoàn toàn ngược lại với cành và thân Ma hoàng. Caolỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giãn, hôhấp tăng nhanh, cầm mồ hôi.Thành phần hoá học: Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin. Có L-ephedrine, D-pseudoephedrine, L-norephedrine, ephedroxane, 2,3,5,6-tetraethylpyrezine.Công năng: Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ, tiêu thũng.Công dụng: Giải cảm không có mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hensuyễn. Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc chữa hen hay dungdịch nhỏ mũi.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10 g, dạng thuốc sắc.Bào chế:Ma hoàng: Bỏ phần gốc thân hoá gỗ, rễ còn sót và tạp chất, cắt đoạn, phơi khô.Mật ma hoàng: Lấy Ma hoàng, thêm mật ong và ít nước sôi, tẩm đều, ủ một lúc rồisao nhỏ lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Ma ho àngdùng 20 kg mật ong.Bài thuốc:1. Chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn: Dùng bài Ma hoàng thang (Thươnghàn luận) Ma hoàng 8g. Hạnh nhân 8g. Quế chi 6g, Cam thảo 4g, nước 600mg, sắccòn 200ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày.2. Chữa viêm phế quản mạn tính, lao: Ma hoàng 5g, Bán hạ 2g. Tế tân 3g, Ngũ vịtử 1g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.3 .Trị chứng phù (chủ yếu là phong thủy) bệnh viêm cầu thận cấp thông qua tácdụng ra mồ hôi và lợi tiểu của thuốc.+ Việt tỳ thang (Kim quỹ yếu lược) Ma hoàng 12g, Thạch cao sống 24g, Sinhkhương 12g, Chích thảo 6g, Đại táo 4 quả.+ Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang: Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểuđậu 20g, Tang bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 1quả. Trị Viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da.4. Chữa chứng ra mồ hôi nhiều: Dùng bài Mẫu lệ tán: Rễ Ma hoàng 8g, Mẫu lệ16g, Hoàng kỳ 12g, Phù tiểu mạch 8g. Tán bột uống ngày 20g, hoặc sắc uốngngày 1 thang.5. Chữa đau vai gáy: Dùng bài Ma hoàng quế chi thang gia giảm: Ma hoàng 8g,Đại táo 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Phòng phong mỗi vị 8g, Cam thảo 6g, Gừng 4g.Sắc uống ngày 1 thang.Kiêng kỵ: Dương hư tự ra mồ hôi, không nên dùng.Ghi chú: Rễ Ma hoàng (Ma hoàng căn) có tác dụng cầm mồ hôi.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vị thuốc Ma hoàng cây thuốc đông y vị thuốc đông y y học cổ truyền mẹo chữa bệnh đông dượcTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 309 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 191 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 129 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 93 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 86 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 81 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 67 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
102 trang 63 0 0
-
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 63 0 0 -
108 trang 62 0 0