
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MIẾT GIÁP
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MIẾT GIÁP Cây thuốc vị thuốc Đông y - MIẾTGIÁPVị thuốc Miết giápMIẾT GIÁP (鳖甲)Carapax TrionicysTên khác: Mai ba ba, Thủy ngư xác, Giáp ngư, Miết xác, Cua đinh (miền Nam),Tortoise (Anh), tourtue de rivieère (Pháp).Tên khoa học: Trionyx sinensis Wiegmann., họ Baba (Triomychidae).Mô tả:Miết giáp hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lưng cong lên, dài 10 - 15 cm, rộng 9- 14 cm, mặt ngoài nâu đen hoặc lục sẫm, hơi sáng óng ánh, có vân lưới nhỏ, đốmmàu vàng xám hoặc trắng tro, ở giữa sống lưng có đường gờ thẳng theo chiều dọc.Hai bên phải và trái có 8 đường lõm ngang đối xứng. Khi bóc lớp da bên ngoài cóthể thấy các đường nối hình răng cưa. Mặt trong màu trắng, ở giữa nhô lên đốtsống, đốt sống cổ cong vào phía trong có 8 đôi xương sườn xếp 2 bên đốt sốngthẳng ra mép. Chất cứng, mùi hơi tanh, vị mặn.Bộ phận dùng: Dược liệu là mai con Ba ba đã phơi hay sấy khô (CarapaxTrionicy).Thu hái: Ba ba bắt được quanh năm, phần lớn thu hoạch vào mùa thu và mùađông. Mổ lấy phần cứng ở trên lưng, cho vào nước sôi, đun 1 - 2 giờ cho đến khilớp da trên mai có thể bong ra. Vớt lấy mai, bóc hết thịt còn dính lại, rửa sạch,phơi hoặc sấy khô.Thành phần hoá học: Keratin, iod, vitamin D, muối khoáng.Công năng: Tư âm, tiềm dương, nhuyễn kiên, thoái nhiệt.Công dụng: Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, huyết ápcao, trẻ em sốt co giật, phụ nữ kinh bế, hòn cục, ung nhọt., sốt rét lâu ngày sưng lálách.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 30g, dạng thuốc sắc, bột, cao.Bào chế:+ Miết giáp: Lấy miết giáp khô, cho vào nồi đồ khoảng 45 phút, lấy ra để vàonước nóng, lập tức dùng bàn chải cứng chải sạch da thịt còn sót lại, rửa sạch, phơikhô.+ Thố miết giáp (chế giấm): Lấy cát cho vào nồi rang cho tới khi cát tơi ra, choMiết giáp vào, sao tới khi mặt ngoài hơi vàng. Lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua giấm,để khô, khi dùng giã nát. Cứ 10 kg mai Ba ba dùng 2 lít giấm.+ Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy rarửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40o)rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm.Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba.Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được miếtgiáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàngbóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.Bài thuốc:1. Trị lao phổi có triệu chứng hư nhiệt, triều nhiệt, mồ hôi trộm: Thanh cốt tán(Chứng trị chuẩn thằng): Ngân sài hồ 12g, Hồ Hoàng liên 4g, Miết giáp 20g (sắctrước), Thạch cao 8g, Tần giao 8g, Địa cốt bì 12g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, sắcuống.2. Trị chứng sốt rét kéo dài thời kỳ cuối của nhiều bệnh nhiễm: có hội chứng canâm bất túc như chân tay run giật, lưỡi khô mà trơn bóng, mạch tế sác nhược, dùngbài: Tam giáp phục mạch thang ( Ôn bệnh điều biện): Sinh Mẫu lệ 20g, Sinh Miếtgiáp 30g (đập vụn sắc trước), Sinh Qui bản 40g (sắc trước), Chích thảo 20g, Canđại hoàng 20g, Sinh Bạch thược 20g, Mạch môn 18g (không bỏ lõi), A giao 12g(hòa thuốc), Hỏa Ma nhân 12g, sắc uống.3. Trị gan lách to: trong những trường hợp viêm gan mãn, xơ gan, gan lách to, cótriệu chứng âm hư hỏa thịnh, vùng gan đau, hoa mắt, bứt rứt, có thể dùng ChíchMiết giáp phối hợp, Tiêu dao tán, Nhất quán tiễn có tác dụng: Trường hợp sốt kéodài, lách to thì vị Miết giáp là không thể thiếu, dùng bài:+ Miết giáp ẩm gia giảm: Miết giáp (chích dấm) 40g (cho trước), Hoàng kỳ 12g,Bạch truật 8g, Binh lang 12g, Xuyên phác 4g, sao Bạch thược 12g, Sinh khương 3lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.4. Trị bệnh phụ khoa, kinh nguyệt ra nhiều, chứng băng lậu: thuốc có tác dụng thuliễm lý huyết, dùng Chích Miết giáp phối hợp A giao, Đương qui thán, Bàokhương thán, Ngải diệp, Bạch thược.5. Trị nhọt lở khó lành miệng: dùng Miết giáp phối hợp với Hoàng kỳ, Long cốt,Mẫu lệ, Chi tử, Phòng phong có tác dụng tăng sức thu liễm.6. Trị kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn,cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấpcách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.7. Trị mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượngcác vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.8. Trị xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml,uống làm hai lần trong ngày.Ghi chú: Loài Ba ba gai (Trionyx steindachneri Sieb.) sống ở miền núi đôi khicũng được dùng.Kiêng kỵ: Người ăn không tiêu, đi ỉa lỏng, vị yếu hay nôn mửa, phụ nữ có thaikhông dùng. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vị thuốc Miết giáp cây thuốc đông y vị thuốc đông y y học cổ truyền mẹo chữa bệnh đông dượcTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 309 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 191 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 129 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 93 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 86 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 81 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 67 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 63 0 0 -
102 trang 63 0 0
-
108 trang 62 0 0