
Cây thuốc vị thuốc Đông y - TRINH NỮ HOÀNG CUNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - TRINH NỮ HOÀNG CUNG Cây thuốc vị thuốc Đông y - TRINH NỮ HOÀNG CUNG Cây Trinh nữ hoàng cungTRINH NỮ HOÀNG CUNGFolium Crinii latifoliiTên khác: Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan,Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ.Tên khoa học: Crinum latifolium L., họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).Mô tả: Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đườngkính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lámỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá songsong, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lánơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ. Quả gần hình cầu (ít gặp).Mùa hoa quả: tháng 8-9. Từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồngriêng dễ dàng.Bộ phận dùng: Lá (Folium Crinii latifolii), thân hành của cây.Phân bố: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Ánhư Thái Lan, Lào, Malaysia và phía Nam Trung Quốc. Cây Trinh nữ hoàng cungđang được trồng ở nhiều nơi nước ta, từ miền Bắc đến miền Nam.Thu hái: Tháng 6-7, có thể thu hoạch lá. Chỉ thu những lá bánh tẻ, thu đến khi câyngừng sinh trưởng.Tác dụng dược lý:Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alcaloid toàn phần của cây này đều có tácdụng ức chế phân bào.Trong vài mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuộtnhắt, hợp chất chứa cao cây này hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căntế bào. Một số alcaloid trong cây này có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế proteinvà DNA của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trongthử nghiệm, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ngừng sựphát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinhtrưởng của virus gây bệnh bại liệt. (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam).Thành phần hoá học:Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung đãcông bố thành phần hóa học của nó có khoảng 32 alcaloid. Trong số đó đáng quantâm là một số alcaloid có tác dụng kháng u nh ư: crinafolin, crinafolidin, lycorin,và β -epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụngkháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoàialcaloid còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A,glucan B.Công năng: Có tác dụng tăng huyết áp tạm thời, có tác dụng kháng sinh mạnh, ứcchế khối u, ức chế phát triển của tế bào ung thư. Có tác dụng gây sung huyết da.Công dụng: Điều trị một số dạng ung thư như ung thư phổi, u xơ tuyến tiền liệt,ung thư vú, trị u tử cung, ho, dị ứng, đau khớp, viêm da, mụn nhọt...Cách dùng, liều lượng: Ngày 20-50g dạng nước sắc.Bài thuốc:1. Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:+ Lá Trinh nữ hoàng cung lượng vừa đủ, xào nóng, băng đắp nơi đau.+ Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây Đau xương 20g, Huyết giác 20g, lá Cối xay20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.+ Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (Kinhnghiệm Ấn độ).2. Chữa ho, viêm phế quản:+ Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can 10g, Cam thảo dây 6g.Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo chua 12g, Cam thảo dây6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.3. Chữa u xơ tuyến tiền liệt (đái không thông, đái đêm, đái buốt, đái dắt ở ngườicao tuổi).+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trongngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắcuống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Bakích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uốngtrong ngày.4. Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âmđạo...).+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trongngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g,Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g,lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uốngtrong ngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắcuống ngày một thang.5. Chữa mụn nhọt:+ Lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắplên mụn nhọt khi còn nóng.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngàymột thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.+ Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uốngngày một thang, ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cây Trinh nữ hoàng cung cây thuốc đông y vị thuốc đông y y học cổ truyền mẹo chữa bệnh đông dượcTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 309 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 191 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 129 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 93 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 87 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 86 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 81 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 67 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 63 0 0 -
102 trang 63 0 0
-
108 trang 62 0 0