
Cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 235.02 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, chú trọng tới lực lượng lao động (LLLĐ) đã qua đào tạo và những cơ hội, thách thức đối với LLLĐ này trong bối cảnh hội nhập. Kết hợp với việc sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường ảnh hưởng của chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đến cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo với nguồn số liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP EMPLOYMENT OPPORTUNITIES OF VIETNAM TRAINED LABOURS IN THE CONTEXT ECONOMIC INTEGRATION PGS.TS. Đào Văn Hiệp TS. Bùi Thị Minh Tiệp Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, chú trọng tới lực lượng lao động (LLLĐ) đã qua đào tạo và những cơ hội, thách thức đối với LLLĐ này trong bối cảnh hội nhập. Kết hợp với việc sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường ảnh hưởng của chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đến cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo với nguồn số liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lao động có CMKT càng cao thì cơ hội việc làm càng lớn. Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo của Việt Nam chỉ chiếm 51% LLLĐ, trong đó chỉ có 20% là có bằng cấp, chứng chỉ. Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập dẫn đến sự lệch pha giữa trình độ với vị trí việc làm của người lao động, gây mâu thuẫn và lãng phí xã hội. Mối quan hệ đồng biến giữa CMKT và cơ hội việc làm cho thấy sự cần thiết phải cải tiến mạnh mẽ hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Từ khóa: lao động, cơ hội việc làm, lao động đã qua đào tạo, bối cảnh hội nhập Abstract This study analyzed labour and job situations in Vietnam, focusing on trained labor force, opportunities and challenges for the labor force in the context of economic integration. Using of Probit model, this study measured the impact of technical skills on employment opportunities of the trained workers by analyzing data sources from the GSO survey on labour and employoment in period of 2005-2015. The study results showed that the higher techinical skills were the greater employment opportunities. However, the number of trained workers in Vietnam were only 51% of labor force, of which only 20% having a degree or certificate. Training quality was inadequate, leading to the differences between trained skills and employed positions, resulting in waste of training cost. Positive relationship between technical skills and job opportunities implied the need for drastic improvement in education and training activities, raising the quality of human resources to meet the requirements of economic integration and national development. Keywords: labor, job opportunities, trained labour, economic intergration 1. Giới thiệu Lao động - việc làm là vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt ở mọi quốc gia, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và phát triển của một nước. Số lượng lao động thể hiện số người có 68 khả năng làm việc tạo thu nhập trong nền kinh tế, chất lượng lao động là yếu tố then chốt quyết định năng suất lao động, tức là quyết định tới tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với số người trong tuổi lao động chiếm tới 2/3 tổng dân số, tức là số người có khả năng lao động tạo thu nhập nhiều gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc. Nguồn nhân lực dồi dào này là lợi thế của quốc gia, là cơ hội tốt cho phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế, giảm gánh nặng phụ thuộc, tăng tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất, tiêu dùng và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng lao động của nước ta thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn duy trì ở mức tương đối cao, do vậy, đóng góp từ yếu tố lao động cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và thiếu bền vững. Chất lượng lao động phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay có tới 49% LLLĐ của Việt Nam không có trình độ CMKT. Số lao động được coi là có CMKT bao gồm những người đã tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo, được cấp bằng/chứng chỉ và cả những người là công nhân kỹ thuật không có bằng cấp chứng chỉ do họ được doanh nghiệp đào tạo (không cấp bằng, chứng chỉ) hoặc do họ tự trang bị kỹ năng và đáp ứng công việc hiện tại có yêu cầu kỹ thuật do người sử dụng lao động kiểm tra. Nếu tính trong số 27,88 triệu lao động có CMKT (GSO, 2016) thì chỉ có 20,03% là có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại là lao động có CMKT không bằng cấp. Hiện trạng này cho thấy Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trong những năm tới. Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường mức độ ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm của lao động, từ đó cung cấp bằng chứng khoa học cho việc đề xuất các gợi ý chính sách phù hợp. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động - việc làm không còn là vấn đề riêng của mỗi nước mà đã trở thành mối quan tâm lẫn nhau khi các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn, nhiều ràng buộc hơn, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau mạnh hơn bởi các cam kết, các hiệp định quốc tế. Hội nhập cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ để tiếp cận khoa học công nghệ mới, yêu cầu cao hơn về kỹ năng và kỷ luật lao động để tiếp cận phương pháp làm việc tiên tiến. Đây là những thách thức lớn cho lao động Việt Nam. Tham gia vào phân công lao động quốc tế, sự chênh lệch về số lượng và chất lượng lao động ở các nước cũng có ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Theo báo cáo chung của Cộng đồng ASEAN (2015), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung ở Việt Nam năm 2015 là 77,41% và tỷ lệ này là cao nhất so với các nước trong khu vực (tỷ lệ tham gia LLLĐ chung ở các nước ASEAN là 70,3% trong đó Singapore là 66,7%; Thái Lan là 71,6%...), nhưng mức độ tham gia giáo dục, đào tạo CMKT của những người từ 15 tuổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP EMPLOYMENT OPPORTUNITIES OF VIETNAM TRAINED LABOURS IN THE CONTEXT ECONOMIC INTEGRATION PGS.TS. Đào Văn Hiệp TS. Bùi Thị Minh Tiệp Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, chú trọng tới lực lượng lao động (LLLĐ) đã qua đào tạo và những cơ hội, thách thức đối với LLLĐ này trong bối cảnh hội nhập. Kết hợp với việc sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường ảnh hưởng của chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đến cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo với nguồn số liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lao động có CMKT càng cao thì cơ hội việc làm càng lớn. Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo của Việt Nam chỉ chiếm 51% LLLĐ, trong đó chỉ có 20% là có bằng cấp, chứng chỉ. Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập dẫn đến sự lệch pha giữa trình độ với vị trí việc làm của người lao động, gây mâu thuẫn và lãng phí xã hội. Mối quan hệ đồng biến giữa CMKT và cơ hội việc làm cho thấy sự cần thiết phải cải tiến mạnh mẽ hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Từ khóa: lao động, cơ hội việc làm, lao động đã qua đào tạo, bối cảnh hội nhập Abstract This study analyzed labour and job situations in Vietnam, focusing on trained labor force, opportunities and challenges for the labor force in the context of economic integration. Using of Probit model, this study measured the impact of technical skills on employment opportunities of the trained workers by analyzing data sources from the GSO survey on labour and employoment in period of 2005-2015. The study results showed that the higher techinical skills were the greater employment opportunities. However, the number of trained workers in Vietnam were only 51% of labor force, of which only 20% having a degree or certificate. Training quality was inadequate, leading to the differences between trained skills and employed positions, resulting in waste of training cost. Positive relationship between technical skills and job opportunities implied the need for drastic improvement in education and training activities, raising the quality of human resources to meet the requirements of economic integration and national development. Keywords: labor, job opportunities, trained labour, economic intergration 1. Giới thiệu Lao động - việc làm là vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt ở mọi quốc gia, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và phát triển của một nước. Số lượng lao động thể hiện số người có 68 khả năng làm việc tạo thu nhập trong nền kinh tế, chất lượng lao động là yếu tố then chốt quyết định năng suất lao động, tức là quyết định tới tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với số người trong tuổi lao động chiếm tới 2/3 tổng dân số, tức là số người có khả năng lao động tạo thu nhập nhiều gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc. Nguồn nhân lực dồi dào này là lợi thế của quốc gia, là cơ hội tốt cho phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế, giảm gánh nặng phụ thuộc, tăng tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất, tiêu dùng và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng lao động của nước ta thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn duy trì ở mức tương đối cao, do vậy, đóng góp từ yếu tố lao động cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và thiếu bền vững. Chất lượng lao động phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay có tới 49% LLLĐ của Việt Nam không có trình độ CMKT. Số lao động được coi là có CMKT bao gồm những người đã tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo, được cấp bằng/chứng chỉ và cả những người là công nhân kỹ thuật không có bằng cấp chứng chỉ do họ được doanh nghiệp đào tạo (không cấp bằng, chứng chỉ) hoặc do họ tự trang bị kỹ năng và đáp ứng công việc hiện tại có yêu cầu kỹ thuật do người sử dụng lao động kiểm tra. Nếu tính trong số 27,88 triệu lao động có CMKT (GSO, 2016) thì chỉ có 20,03% là có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại là lao động có CMKT không bằng cấp. Hiện trạng này cho thấy Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trong những năm tới. Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường mức độ ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm của lao động, từ đó cung cấp bằng chứng khoa học cho việc đề xuất các gợi ý chính sách phù hợp. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động - việc làm không còn là vấn đề riêng của mỗi nước mà đã trở thành mối quan tâm lẫn nhau khi các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn, nhiều ràng buộc hơn, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau mạnh hơn bởi các cam kết, các hiệp định quốc tế. Hội nhập cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ để tiếp cận khoa học công nghệ mới, yêu cầu cao hơn về kỹ năng và kỷ luật lao động để tiếp cận phương pháp làm việc tiên tiến. Đây là những thách thức lớn cho lao động Việt Nam. Tham gia vào phân công lao động quốc tế, sự chênh lệch về số lượng và chất lượng lao động ở các nước cũng có ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Theo báo cáo chung của Cộng đồng ASEAN (2015), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung ở Việt Nam năm 2015 là 77,41% và tỷ lệ này là cao nhất so với các nước trong khu vực (tỷ lệ tham gia LLLĐ chung ở các nước ASEAN là 70,3% trong đó Singapore là 66,7%; Thái Lan là 71,6%...), nhưng mức độ tham gia giáo dục, đào tạo CMKT của những người từ 15 tuổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Cơ hội việc làm của lao động Công tác đào tạo nghề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển lực lượng lao độngTài liệu có liên quan:
-
12 trang 198 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 197 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 193 0 0 -
11 trang 178 0 0
-
19 trang 160 0 0
-
2 trang 138 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 96 0 0 -
13 trang 91 0 0
-
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 84 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 74 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 66 0 0 -
30 trang 58 0 0
-
9 trang 46 0 0
-
17 trang 45 0 0
-
8 trang 43 0 0
-
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 43 0 0 -
Quyết định số 943/QĐ-UBND 2013
10 trang 42 0 0 -
Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
12 trang 40 0 0 -
6 trang 40 0 0
-
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KH&CN
4 trang 40 0 0