
Cơ sở di truyền của bệnh vảy nến
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.89 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm đưa đến một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở di truyền của bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lên một số lượng lớn người trên thế giới. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến còn liên quan đến nhiều bệnh khác như rối loạn trao đổi chất, tiểu đường, tim mạch, hoặc có thể phát triển thành viêm khớp vảy nến, viêm khớp nặng dẫn đến biến dạng khớp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở di truyền của bệnh vảy nếnTạp chí Công nghệ Sinh học 14(2): 197-207, 2016BÀI TỔNG QUANCƠ SỞ DI TRUYỀN CỦA BỆNH VẢY NẾNNguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Huy HoàngViện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgày nhận bài: 21.12.2015Ngày nhận đăng: 15.4.2016TÓM TẮTBệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến nhiều mặt trongđời sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lên một số lượng lớn người trên thế giới. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến cònliên quan đến nhiều bệnh khác như rối loạn trao đổi chất, tiểu đường, tim mạch, hoặc có thể phát triển thànhviêm khớp vảy nến, viêm khớp nặng dẫn đến biến dạng khớp. Gen HLAC nằm trên nhiễm sắc thể số 6 (locusPSORS1) được biết đến là có vai trò quan trọng trong sự mẫn cảm với bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu bằngphương pháp truyền thống và phương pháp nghiên cứu hệ gen cho thấy bệnh vảy nến còn do nhiều locus genvà nhiều gen khác kiểm soát. Cho đến nay, đã xác định được 13 locus gen và hàng chục gen liên quan đến bệnhnày. Tuy nhiên, vai trò ảnh hưởng của mỗi locus, mỗi gen lên sự mẫn cảm đối với bệnh, sự biểu hiện của bệnhcũng như thời gian phát bệnh, mối liên hệ với các bệnh khác chưa được xác định rõ ràng. Trong số các locusgen liên quan, locus gen PSORS1 vẫn được coi là có ảnh hưởng chính lên sự mẫn cảm với bệnh. Đáng chú ý làcác yếu tố tuổi, giới tính và chủng tộc cũng có sự tác động qua lại với biểu hiện bệnh của các locus gen khácnhau. Các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bằng chứng về mối liên quan của bệnh vảy nến và nguy cơ cao mắccác bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, hiểu rõ về sự di truyền của bệnh sẽgiúp cho bác sỹ và bệnh nhân có thể có được hướng phòng ngừa, điều trị, giảm thiểu các tác động của bệnh.Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở di truyền của bệnh vảy nến.Từ khóa: Bệnh vảy nến, cơ sở di truyền, sự mẫn cảm đối với bệnh, mối liên hệ với các bệnh khácMỞ ĐẦUBệnh vảy nến (psoriasis hay psoriasis vulgaris)là bệnh viêm da mãn tính, ảnh hưởng lên hàng triệungười trên thế giới. Bệnh thường đặc trưng bởi cácđợt phát cấp tính sau đó thuyên giảm. Về lâm sàng,vảy nến là các mảng da màu đỏ, hoặc trắng do sự giatăng nhanh chóng của tế bào keratine (keratinocyte).Chín mươi phần trăm bệnh nhân có bệnh cảnh phổbiến là vảy nến mảng bám (Nestle et al., 2009). Mộtphần ba những bệnh nhân ở thể nhẹ hơn có thể pháttriển thành thể trung bình hoặc nặng lên (với 10%diện tích bề mặt da bị thương tổn) (Griffiths, Barker,2007). Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị bệnh vảy nếncòn đi kèm với các bệnh bao gồm bệnh tim mạch,bệnh tiểu đường (chủ yếu là type II), bệnh rối loạntrao đổi chất, bệnh béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ, rốiloạn lipid máu, hội chứng trầm cảm, chất lượng cuộcsống kém và nguy cơ tử vong cao (Christophers,2001; Gelfand et al., 2006; Azfar, Gelfand, 2008;Davidovici et al., 2010; Mehta et al., 2010; Prey etal., 2010; Nijsten Stern, 2012; Armstrong et al.,2013; Samarasekera et al., 2013). Một nghiên cứutrên 3 triệu bệnh nhân cho thấy các bệnh nhân này cónguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,42 lần(Cheng et al., 2012). Bốn mươi phần trăm bệnh nhânvảy nến (psoriasis vulgaris) phát triển thành viêmkhớp vảy nến (psoriatic arthritis) và 5% bệnh nhânviêm khớp nặng và biến dạng khớp (Gladman, 1994;Nestle et al., 2009; Mease et al., 2013).Bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến là các bệnhrối loạn miễn dịch tự miễn có mối quan hệ di truyềnphức tạp với nhau. Bằng chứng cho thấy, bệnh vảynến không phải là một bệnh di truyền đồng nhất, đâylà một bệnh có kiểu hình gắn liền với các biến đổi ditruyền khác nhau. Alelle HLA-Cw*0602 được biếtđến là có liên quan đến bệnh ở nhiều quần thể ngườikhác nhau và được cho là alelle nguyên nhân gây rasự mẫn cảm với bệnh, nằm ở locus gen PSORS1(Capon et al., 2002; Nair et al., 2006). Tuy nhiên,alelle HLA-Cw*0602 không đủ để là nguyên nhântiên phát, giải thích cho tất cả các trường hợp, mà chỉcho khoảng 10% sự di truyền ở bệnh vảy nến197Nguyễn Thị Kim Liên & Nguyễn Huy Hoàng(Roberson, Bowcock, 2010). Cho đến nay, nhiềulocus gen PSORS đã được xác định có vai trò trongcác bệnh lý ở da và hệ thống miễn dịch có liên quanđến bệnh vảy nến (Capon et al., 2012). Bài viết nàynhằm đưa đến một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở ditruyền của bệnh vảy nến.CÁC LOCUS GEN NHẠY CẢM VỚI BỆNH VẢYNẾN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNGNgay từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu đãđược tiến hành nhằm nghiên cứu mối liên hệ ditruyền của các gen với bệnh vảy nến. Cho đến nay đãxác định được 13 locus gen liên quan đến bệnh(Bảng 1).Tuy nhiên, hầu hết các locus gen này chỉ đónggóp một phần khiêm tốn đến nguy cơ mắc bệnh.Locus gen liên quan chính đến bệnh là locusPSORS1 (Hình 1) nằm trên vùng nhiễm sắc thể 6p21giải thích cho 30 đến 50% sự mẫn cảm về di truyềnvới bệnh, đặc biệt là alelle HLA-Cw*0602 (Allen etal., 2005). Alelle HLA-Cw*0602 có mặt trong 54 80% bệnh nhân vảy nến và 10 đến 20% ở người bìnhthường (Enerback et al., 1997; Mallon et al., 1997).Nguy cơ phát triển bệnh tăng lên 2,5 ở bệnh nhânđồng hợp tử alelle này so với các bệnh nhân mangkiểu gen dị hợp tử (Gudjonsson et al., 2003). Cácbệnh nhân dương tính với alelle này có tuổi mắcbệnh sớm và thường có vảy nến thể mảng. Thêm vàođó, các bệnh nhân này cũng thường xuyên nhiễmliên cầu khuẩn gây viêm họng, mẫn cảm hơn với sựdị ứng ánh sáng mặt trời và là chỉ thị cho sự tăngnặng hơn của bệnh. Trái lại, các bệnh nhân âm tínhvới alelle này có tần xuất cao hơn với sự hỏng móngvà viêm khớp vảy nến (Gudjonsson et al., 2002;Bowcock, Cookson, 2004).Vùng PSORS1 được xác định là có ít nhất 10gen: HLA-C, HCG27, PSORS1C3, OTF3, TCF19,HCR, SPR1, SEEK1, CDSN, STG, HCG22 (Hortonet al., 2004), tuy nhiên vai trò của các gen này với sựmẫn cảm với bệnh vảy nến vẫn còn nhiều tranh cãi.Asumalahti et al., (2000; 2002) đã xác định đượcmột kiểu đa hình trên gen HCR có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở di truyền của bệnh vảy nếnTạp chí Công nghệ Sinh học 14(2): 197-207, 2016BÀI TỔNG QUANCƠ SỞ DI TRUYỀN CỦA BỆNH VẢY NẾNNguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Huy HoàngViện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgày nhận bài: 21.12.2015Ngày nhận đăng: 15.4.2016TÓM TẮTBệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến nhiều mặt trongđời sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lên một số lượng lớn người trên thế giới. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến cònliên quan đến nhiều bệnh khác như rối loạn trao đổi chất, tiểu đường, tim mạch, hoặc có thể phát triển thànhviêm khớp vảy nến, viêm khớp nặng dẫn đến biến dạng khớp. Gen HLAC nằm trên nhiễm sắc thể số 6 (locusPSORS1) được biết đến là có vai trò quan trọng trong sự mẫn cảm với bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu bằngphương pháp truyền thống và phương pháp nghiên cứu hệ gen cho thấy bệnh vảy nến còn do nhiều locus genvà nhiều gen khác kiểm soát. Cho đến nay, đã xác định được 13 locus gen và hàng chục gen liên quan đến bệnhnày. Tuy nhiên, vai trò ảnh hưởng của mỗi locus, mỗi gen lên sự mẫn cảm đối với bệnh, sự biểu hiện của bệnhcũng như thời gian phát bệnh, mối liên hệ với các bệnh khác chưa được xác định rõ ràng. Trong số các locusgen liên quan, locus gen PSORS1 vẫn được coi là có ảnh hưởng chính lên sự mẫn cảm với bệnh. Đáng chú ý làcác yếu tố tuổi, giới tính và chủng tộc cũng có sự tác động qua lại với biểu hiện bệnh của các locus gen khácnhau. Các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bằng chứng về mối liên quan của bệnh vảy nến và nguy cơ cao mắccác bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, hiểu rõ về sự di truyền của bệnh sẽgiúp cho bác sỹ và bệnh nhân có thể có được hướng phòng ngừa, điều trị, giảm thiểu các tác động của bệnh.Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở di truyền của bệnh vảy nến.Từ khóa: Bệnh vảy nến, cơ sở di truyền, sự mẫn cảm đối với bệnh, mối liên hệ với các bệnh khácMỞ ĐẦUBệnh vảy nến (psoriasis hay psoriasis vulgaris)là bệnh viêm da mãn tính, ảnh hưởng lên hàng triệungười trên thế giới. Bệnh thường đặc trưng bởi cácđợt phát cấp tính sau đó thuyên giảm. Về lâm sàng,vảy nến là các mảng da màu đỏ, hoặc trắng do sự giatăng nhanh chóng của tế bào keratine (keratinocyte).Chín mươi phần trăm bệnh nhân có bệnh cảnh phổbiến là vảy nến mảng bám (Nestle et al., 2009). Mộtphần ba những bệnh nhân ở thể nhẹ hơn có thể pháttriển thành thể trung bình hoặc nặng lên (với 10%diện tích bề mặt da bị thương tổn) (Griffiths, Barker,2007). Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị bệnh vảy nếncòn đi kèm với các bệnh bao gồm bệnh tim mạch,bệnh tiểu đường (chủ yếu là type II), bệnh rối loạntrao đổi chất, bệnh béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ, rốiloạn lipid máu, hội chứng trầm cảm, chất lượng cuộcsống kém và nguy cơ tử vong cao (Christophers,2001; Gelfand et al., 2006; Azfar, Gelfand, 2008;Davidovici et al., 2010; Mehta et al., 2010; Prey etal., 2010; Nijsten Stern, 2012; Armstrong et al.,2013; Samarasekera et al., 2013). Một nghiên cứutrên 3 triệu bệnh nhân cho thấy các bệnh nhân này cónguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,42 lần(Cheng et al., 2012). Bốn mươi phần trăm bệnh nhânvảy nến (psoriasis vulgaris) phát triển thành viêmkhớp vảy nến (psoriatic arthritis) và 5% bệnh nhânviêm khớp nặng và biến dạng khớp (Gladman, 1994;Nestle et al., 2009; Mease et al., 2013).Bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến là các bệnhrối loạn miễn dịch tự miễn có mối quan hệ di truyềnphức tạp với nhau. Bằng chứng cho thấy, bệnh vảynến không phải là một bệnh di truyền đồng nhất, đâylà một bệnh có kiểu hình gắn liền với các biến đổi ditruyền khác nhau. Alelle HLA-Cw*0602 được biếtđến là có liên quan đến bệnh ở nhiều quần thể ngườikhác nhau và được cho là alelle nguyên nhân gây rasự mẫn cảm với bệnh, nằm ở locus gen PSORS1(Capon et al., 2002; Nair et al., 2006). Tuy nhiên,alelle HLA-Cw*0602 không đủ để là nguyên nhântiên phát, giải thích cho tất cả các trường hợp, mà chỉcho khoảng 10% sự di truyền ở bệnh vảy nến197Nguyễn Thị Kim Liên & Nguyễn Huy Hoàng(Roberson, Bowcock, 2010). Cho đến nay, nhiềulocus gen PSORS đã được xác định có vai trò trongcác bệnh lý ở da và hệ thống miễn dịch có liên quanđến bệnh vảy nến (Capon et al., 2012). Bài viết nàynhằm đưa đến một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở ditruyền của bệnh vảy nến.CÁC LOCUS GEN NHẠY CẢM VỚI BỆNH VẢYNẾN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNGNgay từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu đãđược tiến hành nhằm nghiên cứu mối liên hệ ditruyền của các gen với bệnh vảy nến. Cho đến nay đãxác định được 13 locus gen liên quan đến bệnh(Bảng 1).Tuy nhiên, hầu hết các locus gen này chỉ đónggóp một phần khiêm tốn đến nguy cơ mắc bệnh.Locus gen liên quan chính đến bệnh là locusPSORS1 (Hình 1) nằm trên vùng nhiễm sắc thể 6p21giải thích cho 30 đến 50% sự mẫn cảm về di truyềnvới bệnh, đặc biệt là alelle HLA-Cw*0602 (Allen etal., 2005). Alelle HLA-Cw*0602 có mặt trong 54 80% bệnh nhân vảy nến và 10 đến 20% ở người bìnhthường (Enerback et al., 1997; Mallon et al., 1997).Nguy cơ phát triển bệnh tăng lên 2,5 ở bệnh nhânđồng hợp tử alelle này so với các bệnh nhân mangkiểu gen dị hợp tử (Gudjonsson et al., 2003). Cácbệnh nhân dương tính với alelle này có tuổi mắcbệnh sớm và thường có vảy nến thể mảng. Thêm vàođó, các bệnh nhân này cũng thường xuyên nhiễmliên cầu khuẩn gây viêm họng, mẫn cảm hơn với sựdị ứng ánh sáng mặt trời và là chỉ thị cho sự tăngnặng hơn của bệnh. Trái lại, các bệnh nhân âm tínhvới alelle này có tần xuất cao hơn với sự hỏng móngvà viêm khớp vảy nến (Gudjonsson et al., 2002;Bowcock, Cookson, 2004).Vùng PSORS1 được xác định là có ít nhất 10gen: HLA-C, HCG27, PSORS1C3, OTF3, TCF19,HCR, SPR1, SEEK1, CDSN, STG, HCG22 (Hortonet al., 2004), tuy nhiên vai trò của các gen này với sựmẫn cảm với bệnh vảy nến vẫn còn nhiều tranh cãi.Asumalahti et al., (2000; 2002) đã xác định đượcmột kiểu đa hình trên gen HCR có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Công nghệ sinh học Bệnh vảy nến Sự mẫn cảm đối với bệnh Cơ sở di truyền của bệnh vảy nếnTài liệu có liên quan:
-
6 trang 323 0 0
-
68 trang 290 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 266 0 0 -
10 trang 244 0 0
-
5 trang 237 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 230 0 0 -
8 trang 227 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 225 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
8 trang 211 0 0
-
8 trang 191 0 0
-
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
12 trang 182 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
9 trang 168 0 0
-
8 trang 168 0 0
-
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 162 0 0 -
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 161 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu sản xuất nước uống thảo dược từ cây Lạc tiên
36 trang 156 0 0