Danh mục tài liệu

Đầu tư phát triển giáo dục đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hướng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.60 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đầu tư phát triển giáo dục đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hướng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" nghiên cứu vai trò, thực trạng đầu tư phát triển giáo dục đại học của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư phát triển giáo dục đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hướng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Đỗ Thị Hiện1 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Abstract Higher education plays a great role in promoting intellectual resources for the cause ofindustrialization and national development in the context of international integration. Therefore,researching, identifying, evaluating and having realistic solutions for higher education to performwell the role and task of promoting intellectual resources is an urgent requirement. This articlestudies the role and status of investment in higher education development of Ho Chi Minh City inorder to improve the quality of human resources in the southern key economic region today. Keywords: Higher education, human resources, socio-economic development, Ho ChiMinh City, southern key economic region 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là địa phương đi đầu cả nước trong việc xóa bỏdần cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, từng bước xác lập nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành phố (TP) đã trở thành một trung tâm côngnghiệp lớn, giữ vai trò hậu thuẫn và thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển cả vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam; là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, ngân hàng, tài chính, tiền tệ,bưu chính viễn thông…lớn nhất nước, là đầu mối giao thông vận tải, cửa ngõ giao thươngvà giao lưu quốc tế của cả nước. Đặc biệt, trong suốt 33 năm đổi mới, TP luôn dẫn đầutrong việc đào tạo NNL phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho vùng và cả nước. Có thể khẳng định, là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TPHCM có nhiềuquan điểm mới trong việc nhìn nhận và đánh giá về vai trò của GD&ĐT. TP đã đề ranhững chủ trương, chính sách phù hợp, toàn diện trong việc phát triển GD&ĐT hướngvào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của TP và cả nước. 37năm qua, cùng vớinhững đóng góp to lớn vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcthì GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả ấn tượng. Trong đó có GDĐH.Cần đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp để GDĐH của TP tiếp tục phát huy vai trò quantrọng hàng đầu trong việc đào tạo NNL khi mà cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hiệnnay đang chuyển động với tốc độ nhanh và mạnh mẽ. 2. NỘI DUNG 2.1. Nguồn nhân lực và thực trạng đầu tư phát triển GDĐH ở TPHCM hướngđến đào tạo NNL vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực (NNL). Theo Liên HợpQuốc thì NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạocủa con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước [1]. Tổ chức1 dothihien82@gmail.com 321Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trílực, kỹ năng nghề nghiệp…của mỗi cá nhân [2]. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia laođộng. Các nhà kinh tế phát triển cho rằng: NNL là một bộ phận dân số trong độ tuổi quyđịnh có khả năng tham gia lao động [3, tr 28]. Theo đó, NNL được biểu hiện trên hai mặt:về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định củanhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ,trình độ chuyên môn, kiến thức, trình độ lành nghề của người lao động. Từ quan niệm và cách khai thác trên có thể hiểu NNL là tổng hợp những con ngườicụ thể với các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực, tiềm năng lao động có khả năng tham giavào quá trình lao động của tổ chức, địa phương, ở mỗi dân tộc, quốc gia trong thể thốngnhất hữu cơ năng lực xã hội. Năng lực đó tạo thành kết cấu trong “tổng hòa các mối quanhệ xã hội”. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2003 đã khẳng định: “Thu nhập bìnhquân của 20 nước giàu nhất cao gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất. Tỷ lệ này đã tăngnhanh gấp hai lần trong vòng 40 năm qua. Lý do chủ yếu là do không có sự tăng trưởngkinh tế đáng kể tại các nước nghèo do thiếu vốn, thiếu các nguồn lực phát triển cần thiết,đặc biệt là tri thức khoa học và công nghệ” [4]. Điều này cho thấy, với một nền giáo dụcyếu kém, chắc chắn sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Trên thực tế giáo dục - đào tạo (GD&ĐT)là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2030 là, về cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, cần huy động và sử dụng mộtcách có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Một trong những yếu tố có ý nghĩathen chốt là chất lượng giáo dục đại học (GDĐH). Bởi trong bất kỳ điều kiện lịch sử nào,trường đại học luôn là môi trường bồi dưỡng, sáng tạo và chuyển giao những thành tựukhoa học - công nghệ mới nhất, là đầu tàu trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượngcao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản ViệtNam khẳng định: “Phát triển, nâng cao NNL chất lượng cao là một trong những yếu tốquyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [5, tr 41]. Nghị quyết Hội nghị Trungương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số29-NQ/TW) xác định GDĐH có vai trò lớn đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ phụcvụ sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển đất nước hiện nay. TPHCM là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của cả nước,luôn được Đảng quan tâm và có những định hướn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: