
Dạy học thơ Nôm đường luật ở trung học phổ thông theo quan điểm dạy học tích hợp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học thơ Nôm đường luật ở trung học phổ thông theo quan điểm dạy học tích hợpDẠY HỌC THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢPTEACHING NOM POETRY ACCORDING INTERGRATED TEACHING APPROACH ThS Lã Phương Thúy Khoa sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc Gia Hà NộiTóm tắt Dạy học theo hướng tích hợp là xu thế đã và đang được triển khai ở nhiềuquốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đối với môn Ngữ văn, quan điểm dạyhọc này đã được chú trọng ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, ở cấp THPT và đặc biệt đốivới các thể loại khó như thơ Nôm Đường luật thì việc dạy học theo hướng tích hợpmặc dù rất cần thiết nhưng vẫn gây nhiều lúng túng cho giáo viên. Bài viết đưa ramột số hướng dạy học thơ Nôm Đường luật theo quan điểm dạy học tích hợp như:tích hợp với ngôn ngữ học (ở phân môn tiếng Việt), tích hợp với kiểu bài nghị luậnvăn học (ở phân môn làm văn); tích hợp với các kiến thức về lịch sử, văn hóa, nghệthuật thời kì trung đại; tích hợp với các kiến thức thực tế. Từ khóa: dạy học tích hợp, thơ Nôm Đường luật, tích hợp trong môn học,tích hợp liên mônI. Đặt vấn đề 1. Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là pháttriển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt cácnguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội”. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bịkiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học (năng lực công dân).” Theo đó, đổi mới toàn diện giáo dục sẽ đượcthực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo.Hơn nữa, trong điều kiện pháttriển kinh tế hiện nay, bộ mặt xã hội đang thay đổi một cách nhanh chóng, lượngkiến thức, tri thức ngày càng nhiều, đòi hỏi con người phải biết lĩnh hội tri thứcmột cách nhanh chóng và có chọn lọc. Với mục tiêu phát triển năng lực toàn diện ởngười học, một trong những vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục là làm sao tìm đượcmột con đường để lựa chọn kiến thức cơ bản, bền vững; lựa chọn phương phápgiảng dạy và học tập phù hợp để rút ngắn thời gian học mà vẫn đạt hiệu quả tíchcực. Điều đó đồng nghĩa với việc quá trình dạy học phải kết hợp một cách hữu cơ,có hệ thống, ở những mức độ khác nhau về kiến thức, kĩ năng thuộc các môn họckhác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trêncơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học hoặc cáchợp phần của môn đó. 2. Dạy học tích hợp là một hướng đi mang lại hiệu quả cao và đã được ápdụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Ngay từ khi biên soạnChương trình THPT, môn Ngữ văn năm 2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảođã ghi rõ : “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dungchương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy...Nguyên tắctích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đếnLàm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọiyếu tố của của hoạt động học tập” (Bộ Giáo dục và Đào tạo(2006) Chương trìnhgiáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội). Tuy nhiên, trong bốicảnh đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay, dạy học tích hợp cần được hiểu như mộtquan điểm dạy học theo mô hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau: Nộidung chương trình đào tạo được thiết kế theo module định hướng năng lực;Phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hướng giải quyết vấn đề vàđịnh hướng hoạt động; Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức cácmôn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tìnhhuống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy các năng lực tự lực, tư duy sángtạo.Như vậy, dạy học tích hợp cần được hiểu bao hàm cả nội dung và hoạt động.Quá trình dạy học tích hợp sẽ bao gồm những hoạt động tích hợp giúp HS biếtcách phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác một cách có hệ thống. 3. Thơ Nôm Đường luật là một trong những thành tựu độc đáo của văn họctrung đại Việt Nam. Vì vậy, trong chương trình Ngữ văn THPT, thơ Nôm Đườngluật chiếm một thời lượng lớn trong phần văn học trung đại. Tuy nhiên, đây là mộtthể loại khó ngay cả với GV và HS. Mang đặc trưng của một thể loại thơ trung đạiViệt Nam, thơ Nôm Đường luật thường sử dụng những từ ngữ khó hiểu, ít dùng,các điển tích, điển cố..., đòi hỏi cần có những hiểu biết sâu sắc, toàn diện các kiếnthức về lịch sử, văn hóa, văn học thời trung đại mới có thể dạy và học tốt. Mặtkhác, việc dạy học theo quan điểm tích hợp hiện nay mới chỉ được triển khai chungở bộ môn mà chưa đi sâu vào từng thể loại. Do đó, bài viết xin phép được đưa ramột số gợi ý để dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT theo quan điểm dạy học tíchhợp, nhằm nâng cao hơn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học thơ Nôm đường luật Thơ Nôm đường luật Quan điểm dạy học tích hợp Dạy thơ Nôm đường luật ở THPT Tích hợp với ngôn ngữ họcTài liệu có liên quan:
-
Lời thơ trào phúng – một biện pháp nghệ thuật xây dựng nên thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương
9 trang 32 0 0 -
Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật
7 trang 23 0 0 -
Thơ đề vịnh thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập
7 trang 22 0 0 -
Xu hướng dân tộc hóa thể loại đường luật qua thơ vịnh cảnh trong 'Hồng Đức quốc âm thi tập'
8 trang 21 0 0 -
Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập: Các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật
9 trang 21 0 0 -
8 trang 16 0 0
-
7 trang 15 0 0
-
Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Thơ Nôm Đường luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương)
220 trang 14 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang
5 trang 13 0 0 -
Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc Âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập từ góc nhìn văn hóa
10 trang 12 0 0 -
Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân quốc ngữ thi tập: các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật
10 trang 12 0 0 -
5 trang 12 0 0
-
4 trang 11 0 0
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm thi pháp thể loại ở THPT
209 trang 11 0 0 -
7 trang 11 0 0
-
Khái lược về văn học chữ Nôm ở Việt Nam - GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng
0 trang 10 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Mùa xuân trong thơ nôm Đường luật
132 trang 8 0 0 -
125 trang 7 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thể kỷ XVIII-XIX
95 trang 7 0 0 -
29 trang 7 0 0