Danh mục tài liệu

Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có thể học được gì từ kinh nghiệm Châu Á

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.77 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích kinh nghiệm thực hiện đổi mới dạy, học, và đánh giá năng lực tiếng Anh của một số nước châu Á trong những năm gần đây. Trên cơ sở kết quả của sự phân tích đó, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia của Việt Nam trong những năm còn lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có thể học được gì từ kinh nghiệm Châu ÁĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2020 CÓ THỂ HỌCĐƯỢC GÌ TỪ KINH NGHIỆM CHÂU Á?Lê Văn Canh1,*, Nguyễn Thị Ngọc2Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ và Đảm bảo chất lượng,Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam2Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Lê Viết Thuật, Vinh, Nghệ An, Việt Nam1Nhận bài ngày 03 tháng 01 năm 2017Chỉnh sửa ngày 18 tháng 7 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 7 năm 2017Tóm tắt: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đến nay đã bước sang năm thứ 6 (2011-2017) và trong quãngthời gian đó Đề án đã gây ra nhiều tranh luận và nghi ngờ về tính khả thi đối với các mục tiêu đo Đề án đề ratrong cả giới chuyên môn trong và ngoài nước cũng như dư luận xã hội. Với mục đích giúp Bộ Giáo dục vàĐào tạo có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian còn lại của Đề án, bài viết này phân tích kinh nghiệmthực hiện đổi mới dạy, học, và đánh giá năng lực tiếng Anh của một số nước châu Á trong những năm gầnđây. Trên cơ sở kết quả của sự phân tích đó, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc triển khai Đề ánNgoại ngữ Quốc gia của Việt Nam trong những năm còn lại.Từ khoá: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, kinh nghiệm, châu ÁĐặt vấn đềVới mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạyvà học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân, triển khai chương trình dạy và học ngoạingữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo” để“biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của ngườidân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước” (Thủ tướng Chínhphủ, 2008), Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020ra đời. Có thể nói, đây là một dấu mốc quantrọng trong lịch sử giáo dục ngoại ngữ củaViệt Nam. Đáng tiếc là khi triển khai, Đề ánđược xây dựng một cách vội vàng dựa vàokinh nghiệm chủ quan của các cá nhân đượcgiao nhiệm vụ xây dựng Đề án nên nhữngmục tiêu đặt ra vừa phi thực tế vừa thiếu cơsở khoa học. Đến nay đã bước sang năm thứ 6(2011-2017) và trong quãng thời gian đó, Đềán đã gây ra nhiều tranh luận và nghi ngờ vềtính khả thi đối với các mục tiêu do Đề án đề* Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-913563126Email: levancanhvnu@gmail.comra trong cả giới chuyên môn trong và ngoàinước cũng như dư luận xã hội. Trong phiên trảlời chất vấn các đại biểu Quốc hội mới đây, Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải thừanhận Đề án không thể đạt được mục tiêu đề ra.Thất bại của Đề án là điều được báo trướcbởi nó dựa trên một cơ sở lý luận nửa vời vềgiáo dục ngoại ngữ. Cách triển khai lại càngtùy tiện từ mục tiêu, phương pháp đến cáchthực hiện. Đó là việc đầu tư tràn lan, đánhđồng tất cả địa phương như nhau, chiến lượcbồi dưỡng giáo viên không hiệu quả, mục tiêuxa vời và hoang tưởng.Với nỗ lực và quyết tâm thực hiện bằngđược những mục tiêu của Đề án trong nhữngnăm còn lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ramột số nhiệm vụ trọng tâm như:• Tăng cường công tác bồi dưỡng thườngxuyên cho đội ngũ giáo viên, giảng viênngoại ngữ;• Xây dựng, ban hành chương trình dạy và họcngoại ngữ thống nhất trên toàn quốc, làm cơsở để phát triển sách giáo khoa, giáo trình;Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 10-23• Thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá,tăng cường ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy và học ngoại ngữ; xây dựng hệthống kiểm tra, đánh giá trong dạy và họcngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hộinhập với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồnlực chuyên môn trong nước và phối hợpvới các chuyên gia, tổ chức tư vấn quốc tế;xây dựng trung tâm khảo thí ngoại ngữ độclập cấp quốc gia để bảo đảm sự minh bạch,chính xác và thống nhất trong hoạt độngkhảo thí ngoại ngữ trên cả nước;• Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứngdụng công nghệ thông tin phục vụ việcdạy và học ngoại ngữ; tăng cường sử dụngcác giải pháp công nghệ, các phương tiệnphát thanh, truyền hình để hỗ trợ tất cả đốitượng người học có thể tiếp cận bình đẳngvới ngoại ngữ, có thể học mọi nơi mọi lúcvà đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ.• Xây dựng môi trường thuận lợi như cácphong trào sinh viên tình nguyện dạy ngoạingữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, cộng đồng họctập ngoại ngữ... Tăng cường hợp tác quốctế trong dạy và học ngoại ngữ như khuyếnkhích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạnghóa các hình thức hợp tác quốc tế với cáctổ chức ở các quốc gia bản ngữ hoặc cóngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy vàhọc ngoại ngữ ở Việt Nam...(Báo Mới ngày 7/5/2017, http://www.baomoi.com/de-an-ngoai-ngu-9-300-tikhong-ve-dich/c/22208968.epi)Những mục tiêu nêu trên vẫn chung chungdựa trên ý chí chủ quan của những người cótrách nhiệm và đã được đề ra ngay từ khi Đềán bắt đầu vào năm 2011. Với những mục tiêunhư thế này thì khi Đề án kết thúc, thực trạngvà chất lượng dạy và học ngoại ngữ chắc chắnvẫn không có những thay đổi có ý nghĩa. Bàiviết này phân tích kinh nghiệm thực hiện đổimới dạy, học, và đánh giá năng lực tiếng Anhcủa một số nước châu Á trong những năm gầnđây với hy vọng giúp các nhà quản lý tránh11được những sai lầm mà các nước khác đã mắcphải và học tập được những kinh nghiệm haycủa họ. Một thực tế đáng buồn là ngành giáodục và đào tạo Việt Nam chưa bao giờ quantâm đến việc sử dụng những kết quả nghiêncứu khoa học trong và ngoài nước làm cơ sởcho việc đề ra những đổi mới giáo dục. Hệquả là hầu hết nếu không muốn nói là tất cảnhững đề án đổi mới giáo dục ở mọi quy môcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo đều thất bại vàđể lại những di chứng nặng nề cho người học,người dạy và xã hội nói chung.Đổi mới dạy, học và đánh giá năng lực tiếngAnh ở các nước châu ÁTiếng Anh ngày càng được đề cao ởnhiều nước châu Á nói chung và Đông NamÁ nói riêng. Thế nhưng ở hầu hết các nướcchâu Á, năng lực sử dụng tiếng Anh của họcsinh sau trung học phổ thông đều rất thấp sovới mong đợi. Ví dụ, ở Nhật Bản, năm 2015người ta tiến hành đánh giá năng lực sử dụngtiếng Anh của học sinh thuộc 480 trườngtrung học công được chọn ngẫu nhiên. Kếtquả cho thấy 29.2 % học sinh đạt điểm 0.0về kỹ năng viết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: