Danh mục tài liệu

Tác động của giá trị thương hiệu đến hành vi cơ hội của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 155      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu tác động của giá trị thương hiệu doanh nghiệp đến hành vi cơ hội của nhân viên. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, với quy mô bao gồm 609 mẫu là nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc trung Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của giá trị thương hiệu đến hành vi cơ hội của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐẾN HÀNH VI CƠ HỘI CỦA NHÂN VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ THE IMPACT OF BRAND EQUITY ON EMPLOYEE’S OPPORTUNISTIC BEHAVIOR: A CASE STUDY ON SMALL AND MEDIUM- SIZED ENTERPRISES (SMEs) IN THE NORTH CENTRAL REGION ThS.Trần Quang Bách; TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh; TS. Trần Thị Thanh Thủy; Trần Diệu Linh Trường Đại học Vinh tbach152008@gmail.com Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu tác động của giá trị thương hiệu doanh nghiệp đến hành vi cơ hội của nhân viên. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, với quy mô bao gồm 609 mẫu là nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị thương hiệu doanh nghiệp tác động ngược chiều đến hành vi cơ hội của nhân viên. Trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này, niềm tin và cam kết dựa trên cảm xúc đóng vai trò như là các yếu tố trung gian. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh được niềm tin có tác động thuận chiều đến cả ba thành phần cam kết của nhân viên với doanh nghiệp bao gồm cam kết dựa trên cảm xúc, cam kết dựa trên tính toán và cam kết dựa trên chuẩn mực. Từ khóa: Giá trị thương hiệu doanh nghiệp; Niềm tin; Cam kết dựa trên cảm xúc; Cam kết dựa trên tính toán; Cam kết dựa trên chuẩn mực; Hành vi cơ hội. Abstract: The article examines the impact of corporate brand equity on employees’ opportunistic be- havior. The paper uses quantitative research methods, through linear SEM analysis of structural model with a scale of 609 samples of employees of SMEs in the North Central region. The re- search results show that corporate brand equity has a negative impact on employees’ opportunis- tic behavior. In the relationship between these two factors, trust and emotional engagement act as mediating factors. Additionally, the research demonstrates that trust has a positive effect on all three components of employee engagement, including emotional engagement, computational engagement, and standards-based engagement. Keywords:Corporate brand equity; Trust; Emotional engagement; Computational engage- ment; Standards-based engagement; Opportunistic behavior. 1. Đặt vấn đề Hành vi cơ hội được coi là một dạng hành vi mang tính tiêu cực và có tác động không nhỏ 660 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tới hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Không một nhà quản lý nào mong muốn quá trình làm việc của nhân viên lại bị chi phối quá nhiều bởi các hành vi cơ hội của chính nhân viên đó, hay thậm chí là cả một bộ phận, tập thể trong doanh nghiệp. Do vậy, hạn chế các dạng hành vi này từ phía nhân viên đã từ lâu được coi như là một giải phá phữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh doanh. Hành vi cơ hội thường xuất phát từ các lợi ích mà cá nhân mong muốn đạt được thông qua các kỳ vọng khác nhau trong tổ chức. Doanh nghiệp một khi đã có được chỗ đứng trên thị trường, có tiếng nói và bản thân thương hiệu của doanh nghiệp đó có giá trị cao thường sẽ chi phối không nhỏ tới nhận thức của nhân viên, tạo dựng niềm tin, có tác dụng trong việc hạn chế các hành vi cơ hội mang nặng chủ nghĩa cá nhân trong doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là làm tăng giá trị thương hiệu (Yoo and Donthu, 2001). Thương hiệu được coi là tài sản có giá trị mà một doanh nghiệp mong muốn tạo dựngvà duy trì sự phát triển trong suốt chu kỳ kinh doanh của mình. Người tiêu dùng phát triển tình cảm, liên tưởng với thương hiệu và trở thành trung thành với thương hiệu vì các giá trị mà thương hiệu mang lại cho mình. Giá trị thương hiệu dựa trên người tiêu dùng, dựa trên ý tưởng rằng sức mạnh của một thương hiệu nằm trong tâm trí của người tiêu dùng (Leone và cộng sự, 2006). Ngày nay, với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế càng thể hiện tầm quan trọng của giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Cho đến nay, trong nhiều nghiên cứu của mình, các tác giả đã đề cấp đến các yếu tố tác động đến hành vi cơ hội của nhân viên như các công trình nghiên cứu của Katsikeas và cộng sự (2009); Ivancevich và Mattson (2005); Pierce và Dunham (1987); Steers (1977); Ritzer và Trice (1969)… Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đề cập đến giá trị thương hiệu doanh nghiệp như là một tác nhân quan trọng của hành vi cơ hội. Nhiều mô hình khác nhau được các tác giả xây dựng khi đề cập đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Với hầu hết các nhân viên, khi được làm việc trong môi trường uy tín, chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ phù hợp sẽ có động lực tố thơn và hạn chế các hành vi cá nhân, chủ nghĩa cơ hộ itrong doanh nghiệp. Được đánh giá là có những bước tiến đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay với quy mô hoạt động hạn chế, cách làm manh mún nhỏ lẻ và không có các chiến lược kinh doanh rõ ràng dẫn đến hiệu quả kinh doanh không được như kỳ vọng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chất lượng làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ còn hạn chế. Bên canh quá trình làm việc dưới sự chỉ đạo nhà quản lý vẫn thường mang tính áp đặt, rập khuôn, ít có sự đổi mới về mặt tư duy và cách thức làm việc, yếu kém trong sơik dây gắn kết giữa nhà lãnh đạo và nhân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: